10 MẸO TRONG NUÔI TÔM CĂN BẢN

Ngày đăng: 13/08/2021 10:45 PM

    10 MẸO TRONG NUÔI TÔM - CƠ BẢN

    Nuôi tôm không hề đơn giản – nhưng nắm vững những quy tắc cơ bản sẽ giúp người nuôi thành công.

    Trong nuôi tôm yêu cầu rất nhiều việc cần phải thực hiện hằng ngày. Từ việc học hỏi, làm việc và thiết kế quy trình vận hành tiêu chuẩn (standard operating procedures – SOPs) và dữ liệu các giải pháp cho các trang trại, chúng tôi đã lưu giữ và lập nên một danh sách các mẹo hàng đầu. Một số có thể bạn đã biết, những một số mẹo hi vọng sẽ mới và hữu ích cho trại nuôi của bạn.

    1. Khử trùng mọi thứ

    Việc khử trùng là một bước quan trọng để cung cấp một môi trường sạch bệnh cho tôm. Trước khi bắt đầu thả giống, điều quan trọng là phải khử trùng tất cả các khía cạnh của trại nuôi – ao (bể) nuôi, tất cả các trang thiết bị và nước nuôi – để chắc chắn rất mầm bệnh bị diệt trừ và giải thiểu nguy cơ dịch bệnh.

    Khử trùng bể và trang thiết bị

    Đầu tiên, vệ sinh bể (nếu nuôi tôm trong bể chứa) và các thiết bị bằng bị xịt nén áp suất chứa chất khử trùng. Khuyến nghị sử dụng axit trichloroisocyanuric (TCCA) nồng độ 10 ppm và Natri hypoclorit (NaOCl hoặc NaClO) với nồng độ 30 ppm.

    Bleach chứa 3,7% là Chlorine; Natri hypoclorit chứa 65% Chlorine.

    Khuyến nghị thời gian xử lý kiến nghị và nồng độ chất khử trùng (theo Samocha, 2019)

    Sau khi khử trùng, cọ rửa bể chứa sạch thức ăn thừa.

    Đối với bể ao nuôi bị bệnh trong lần nuôi trước, bón vôi để nâng pH lên 11 để diệt trừ các bào tử và ngăn chặn sự bùng phát trong lần nuôi tới.

    Khử trùng nước

    Làm sạch nước đòi hỏi 2 bước: Lọc và khử trùng. Để lọc, sử dụng bộ có lưới nhỏ hơn 200-300 micromet tại đầu vào để ngăn chặn mầm bệnh đi vào, những loài ăn tôm và chất rắn lơ lửng không mong muốn. Bộ lọc phải thường xuyên được làm sạch.

    Để khử trùng nước, sử dụng hóa chất để diệt trừ tất cả các tác nhân gây bệnh. Sử dụng 20-30 ppm Natri hypoclorit 60%, 0,5-2,5 ppm thuốc tím và 10 ppm TCCA để lọc nước trong 24 giờ. Duy trì sục khí liên tục trong khi khử trùng. Để khử bỏ lượng Chlorine dư thừa, sử dụng chính xác lượng Natri thiosunphat bằng lượng 3 lần lượng Chlorine dư. Cuối cùng, thực hiện làm sạch nước 2 – 7 lần trong 24 giờ.

    2. Nâng cao an toàn sinh học

    Trong nuôi tôm, an toàn sinh học thường xuyên bị coi như là những cơ sở hạ tầng được bổ sung không cần thiết và những bước phức tạp với lợi ích không rõ ràng. Tuy nhiên, sự quan trọng của an toàn sinh học là không thể bỏ qua vì đó là một trong những cách chủ chốt để ngăn ngừa bệnh trong trại và nguy cơ bùng phát trong khu vực, an toàn không chỉ mang lại lợi ích cho một hộ nuôi mà còn cho cả vùng nuôi tập

    An toàn sinh học là những cách phòng ngừa mầm bệnh đi vào cũng như loại trừ các tác nhân gây bệnh khỏi trang trại. Sau đây là một vài phương pháp đơn giản mà bạn có thể triển khai thực hiện:

    + Bảo vệ trại nuôi bằng hàng rào – để ngăn động vật hoang, chẳng hạn như cua, vật chủ có thể mang những mầm bệnh không mong muốn bò vào ao.

    + Kiểm soát sự di chuyển của người và phương tiện – điều này là quan trọng để chắc chắn rằng tất cả công nhân và khách đã thực hiện khử trùng và các thủ tục làm sạch trước và sau khi vào trại. Tất cả các phương tiện cũng nên được thực hiện như thế.

    + Để thức ăn và chế phẩm sinh học trong những kho riêng – để duy trì sự sạch sẽ, năng người ảnh hưởng từ bên ngoài và làm cho nhiệt độ bảo quản được ổn định.

    + Chắc chắn có phòng lab gần khu vực nuôi – phòng lab quan trọng bởi 2 thứ là đánh giá chất lượng nước và chẩn đoán bệnh. Có những phòng lab đáng tin cậy trong khu vực của bạn mang lại ích lớn, thực hiện những kiểm tra sẽ nhanh hơn so với phải gửi mẫu đi những khu vực xa hơn.

    Các biện pháp an toàn sinh học đơn giản như dùng lưới và trải bạt ao có thể ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.

    3. Duy trì độ kiềm tối ưu

    Độ kiềm là một trong những thông số chất lượng nước quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự dao động pH và thành phần vi sinh vật. Độ kiềm tối ưu khuyến nghị duy trì là 120-150 ppm. Để giữ kiềm ở mức hợp lý thì có thể thực hiện thông qua việc bón vôi: vôi nông nghiệp (CaCO3), dolomite (CaMg(CO3)2), vôi sống (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2). Nên xử lý vôi định kì để tránh sự biến đổi của độ kiềm. Để tăng độ kiềm, lượng kiềm tăng không nên lớn hơn 20 ppm.

    Để biết chính xác thành phần bicarbonate cần sử dụng, bạn cần phải nắm nồng độ kiền hiện tại, vì thế việc đo kiềm định kì là quan trọng. Công thức đơn giản có thể giúp bạn là: (Nồng độ kiềm mong muốn – Nồng độ kiềm hiện tại)x2

    Xử lý kiềm được đề nghị thực hiện vào buổi tối hoặc sáng sớm. Bicarbonate sẽ phản ứng với CO2, có nhiều ban đêm do hoạt động hô hấp quần thể sinh vật trong ao.

    4. Hiệu chỉnh tất cả các thiết bị đo đạc

    Điều này dường như là đơn giản nhưng sau mỗi vụ nuôi chắc rằng tất các các công cụ đo đạc của bạn đã hiệu chỉnh. Bao gồm máy đo Oxy hòa tan (DO), máy đo pH, khúc xạ kế và bộ kiểm tra hóa học của bạn. những thiết bị chưa hiệu chỉnh có thể đưa số liệu không chính xác. Ngược lại, các thiết bị đã hiệu chỉnh sẽ cho các số liệu chính xác với điều kiện của ao nuôi từ đó cho phép chúng ta đưa ra những xử lý hợp lý.

    5. Kiểm tra sức khỏe tôm

    Trước khi thả giống, cần kiểm tra tôm giống bằng các quan sát bằng mắt hoặc có thể sử dụng kính hiển vi. Tôm nên được kiểm tra mỗi tuần một lần sau khi thả giống. Giúp duy trì sự tăng trưởng tối ưu của tôm và phát hiện những dấu hiệu của bệnh. Những điều quan trọng cần kiểm tra:

    + Tôm bơi bình thường

    + Hình thái của chúng cũng không có gì bất thường.

    + Ruột đầy thức ăn

    + Không có sự bám dính của các vi sinh vật

    + Không bị đục cơ

    + Tỷ lệ cơ và chiều rộng ruột là 3:1

    + Gan tụy lớn và có màu tối

    + Không những đốm đen

    + Không có cặn bã trên đầu tôm

    + Không có vết cắt hay xoắn trên cơ thể tôm

    6. Lấy mẫu tôm thường xuyên

    Lấy mẫu cho phép người nông dân nắm được sự tăng trưởng của tôm và điều chỉnh chế độ ăn, tránh viện cho ăn qua nhiều hoặc quá ít. Khuyến nghị lấy mẫu tôm mỗi 5-7 ngày, dùng lưới thích hợp với kích cỡ của tôm hiện tại. Lấy mẫu để thực hiện ước lượng trọng lượng trung bình (mean body weight – MBV), được tính bằng việc lấy tổng khối lượng chia cho số tôm.

    Nên lấy mẫu có tính đại diện. Tránh lấy mẫu quá gần khay thức ăn bởi vì tôm ở đây thường lớn hơn phần còn lại. Lấy ngẫu nhiên theo chiều dọc cũng như chiều nang. Không được lấy mẫu khi tôm đang lột xác.

    7. Sử dụng “baby bucket” để lấy mẫu tôm nhỏ

    Tổng số tôm giống từ trại giống đã được đếm và cho vào trong các túi. Sau khi thả giống, người nuôi thường không lấy mẫu theo dõi, nhưng điều rất quan trọng là nắm được tỉ lệ sống sót trong 24 giờ của tôm giống mới thả. Chúng ta sẽ biết rõ hơn về mật độ tôm sau khi nó đã thích nghi.

    Chúng tôi thí nghiệm với những thùng “baby bucket” để ước tính tỉ lệ sống sót. Thùng “baby bucket” là một cái xô nhỏ với nhiều lỗ xung quanh được bọc lưới thép. Để lấy mẫu, lắp đầu thùng “baby bucket” với 100 con PL (post-larvae) và để nó trên bề mặt ao trong 24 giờ. Sau 24 giờ, đếm số PL để ước tính mật độ ban đầu và tỉ lệ sống sót. Dữ liệu này quan trọn vì chúng ta có thể điều chỉnh chế độ cho ăn cho hợp lý.

    8. Nắm được giai đoạn lột xác

    Tôm lột xác để đạt kích thước lớn hơn và giai đoạn phải đặc biệt lưu ý tới. Phải thường xuyên theo dõi để nắm được giai đoạn tôm thay vỏ, từ đó có thể chuẩn bị ao cho tôm thay vỏ tốt hơn. Cung cấp những chất khoáng cần thiết để tôm hình thành vỏ mới cứng cáp hơn. Một số khoáng chất tốt cho tôm trong quá trình lột xác: Ca, Cu, Mg, Na, P, K, Se và Zn.

    9. Sử dụng probiotics đúng lúc

    Probiotics là những vi sinh vật có lợi, giúp tôm tăng trưởng tốt, ngăn stress và bệnh cũng như duy trì chất lượng nước. Probiotics tốt hơn nên được dùng vào lúc bắt đầu nuôi, để giúp tôm giống thích nghi với môi trường mới và nâng cao chất lượng nước. Khuyến nghị dùng probiotics trong tình huống tôm bị stress, do chất lượng nước thay đổi. Vi sinh vật có lợi sẽ giúp cho đường ruột tôm tốt hơn.

    10. Triển khai thực hiện giai đoạn ương giống

    Người nuôi tôm thường thả giống tôm trực tiếp từ các trại giống nhưng điều này mang lại rủi ro rất cao vì hệ miễn dịch của tôm giống rất kém. Mặc dù đòi hỏi đầu từ vào cơ sở hạ tầng, giai đoạn ương dưỡng giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hệ miễn dịch của tôm được tăng cường trước khi thả giống.

    Để thực hiện điều này, tôm giống ở các trại giống nên được thả vào các bể chứa nhỏ, với mật độ hơn 2000 PL/ m2, trong 30 ngày. Kích thước bể nhỏ có nghĩa là cần ít chế phẩm sinh học hơn và chúng sẽ hiệu quả hơn so với trong các ao nuôi thương phẩm lớn, do đó tôm sẽ thích nghi tốt hơn và giảm rủi ro khi thả nuôi.

    Top 10 tips for shrimp farming – the basics by Alune - The Fish Site

    Mong những thông tin trên có thể giúp ích bà con!

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline