Bổ sung khoáng cho tôm sao hiệu quả

Ngày đăng: 25/09/2021 10:02 AM

    Bổ sung khoáng cho tôm sao hiệu quả

    (TSVN) – Bổ sung khoáng chất cho tôm nuôi đúng cách sẽ quyết định đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt trong những thời điểm tôm cần bổ sung để lột xác.

    Cách bổ sung

    Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách: Khoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn. Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường thông quá việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết. Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn.

    Để đảm bảo cho quá trình tôm lột vỏ, tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao đối với tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+,k+ và Mg2+một phần được đáp ứng. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì việc bổ sung 5 – 10 mg K+/l và 10-20 mg Mg2+//l. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca là 3,1:1.

    Một số trường hợp do tôm thiếu hàm lượng Ca, Mg, P dẫn đến hiện tượng tôm mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác. Hàm lượng P trong nước rất ít; do đó phải bổ sung định kỳ nhằm hạn chế tình trạng tôm khó lột xác. Nếu trong ao nuôi xảy ra hiện tượng này, người nuôi cần phải tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1.000 m3, kết hợp trộn khoáng nước 10 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày) sẽ khắc phục hiện tượng trên. Trong quá trình nuôi TTCT, khoảng 30 – 65 ngày là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất, nếu thấy tôm tăng trưởng chậm chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu hấp thụ của tôm, cần phải bổ sung khoáng nước bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày).

     

     

    Nếu nước có độ mặn cao hoặc thấp nhưng các yếu tố về khoáng vẫn trong khoảng tối ưu và tỷ lệ thích hợp thì không cần phải bổ sung thêm khoáng tạt nguyên liệu. Tuy nhiên, do tác động từ các yếu tố bên ngoài sẽ làm mất đi một lượng khoáng cần thiết cho tôm. Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi hàm lượng nước trong ao bằng các bộ test.

    Nên lựa chọn các loại khoáng tinh thể, có thể dễ dàng hòa tan vào môi trường nước hoặc tốt nhất nên trộn thức ăn cho hiệu quả cao hơn. Trong giai đoạn lột xác cần bổ sung khoáng vào ban đêm từ 10 – 12 giờ, giai đoạn này ôxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ. Bên cạnh đó, khi thấy tôm có dấu hiệu mềm vỏ, khó lột xác thì cần tạt vôi bột xuống ao kết hợp với việc trộn khoáng vào thức ăn để khắc phục hiện tượng này.

    Để sử dụng hiệu quả

    Nước có độ mặn cao hoặc thấp nếu có nồng độ khoáng tối ưu và tỷ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nuôi, các khoáng chất chủ yếu bị mất đi do sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, làm thay đổi hàm lượng khoáng. Do đó, cần phải thường xuyên đánh giá hàm lượng khoáng chất trong nước ao để bổ sung khi thiếu hụt.

    Để tăng hiệu quả sử dụng khoáng chất trong nuôi tôm, nên tính toán để biết nồng độ ion ở độ mặn mong muốn và liều lượng sản phẩm được dùng để bổ sung ion. Sử dụng bộ test kiểm tra hàm lượng Mg/Ca hoặc máy đo. Nên lựa chọn các sản khoáng có đề cập thành phần và hàm lượng và rõ nguồn gốc xuất xứ.

     

    Thời điểm

    Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc vào ban đêm lúc 10 – 12 giờ, vì tôm nuôi thường lột xác vào đêm. Khi tôm lột xác nhu cầu ôxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn rất mạnh vào giai đoạn từ 2 – 4 giờ sáng.

    Các sản phẩm thương mại

    Một số sản phẩm thương mại có sẵn trên thị trường (potassium chloride – KCl, potassium sulfate, magnesium chloride MgCl2, khoáng hỗn hợp…) để điều chỉnh sự mất cân bằng ion trong nước ao nuôi. Hiện nay, một trong các giải pháp nhằm giúp tăng cường lượng khoáng trong ao nuôi, đó là sử dụng khoáng tạt bột hoặc khoáng tạt lỏng cho ao nuôi hoặc dùng khoáng cho ăn bổ sung trực tiếp vào thức ăn của tôm.

    Cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm thương mại không đề cập đến thành phần khoáng chất vì nó thiếu tiêu chuẩn và hiệu quả. Liều (g/m3) của một sản phẩm cần thiết để áp dụng cho ao đối với một khoáng chất cụ thể có thể được tính theo công thức sau:

    Liều (g/m3) = Nồng độ của khoáng chất mong muốn x Phần trăm khoáng chất trong sản phẩm/100.

    Ví dụ, nếu muốn sử dụng Magnesium sulfat có chứa 10% Mg để tăng nồng độ Mg lên 25 mg/L thì: Liều lượng khoáng cần sử dụng = 25 x 10/100 = 250 mg/L.

     Khoáng Canxi – CaCl2: Đây là loại khoáng được bổ sung thêm canxi cho tôm nuôi, đồng thời kích thích, rút ngắn thời gian tôm lột xác, giúp tôm mau cứng vỏ, rút ngắn thời gian. Đây là loại khoáng được áp dụng phổ biến hiện nay trong thủy sản. Quy cách đóng gói 25 kg/bao.

    Khoáng Magie – MgCl2: Trong giai đoạn lột xác, bổ sung khoáng Mg là việc cần thiết giúp tôm lột xác nhanh và mau cứng vỏ. Khoáng Mg đóng gói 25 kg/bao với hàm lượng 97% Mg.

    Khoáng Kali – KCl: Việc bổ sung khoáng Kali giúp phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột vỏ nhanh chóng nhất. Sản phẩm đóng gói 50 kg/bao với hàm lượng 60%. Đây cũng là một trong những loại khoáng được ứng dụng phổ biến trong nuôi tôm mà người nuôi có thể tham khảo.

    Hải Phạm

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline