CÁCH XỬ LÝ TÔM CHẬM LỚN HIỆU QUẢ CHO BÀ CON

Ngày đăng: 06/07/2021 04:04 PM

    CÁCH XỬ LÝ TÔM CHẬM LỚN HIỆU QUẢ CHO BÀ CON

    Vấn đề tôm bị chậm lớn hầu như bà con nuôi tôm nào cũng gặp đi, gặp lại rất nhiều lần và đôi khi tôm chậm lớn sẽ kéo theo các bệnh khác. Đây cũng chính là nổi lo mà bà con nào cũng muốn khắc phục.

    7 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm chậm lớn:

    - Lạm dụng thuốc khác sinh trong quá trình nuôi và trị bệnh tôm;

    - Thức ăn không đảm bảo chất lượng;

    - Tôm chậm do nhiễm bệnh phân trắng hoặc bệnh vi bào tử trùng;

    - Con giống không đạt chất lượng;

    - Tôm bị nhiễm bệnh EHP;

    - Mật độ thả nuôi dày, sinh khối lớn.

    Cách khắc phục tôm chậm lớn như thế nào là hiệu quả?

    - Lựa chọn Tôm giống thả nuôi ở các cơ sở có uy tín chất lượng, đạt yêu cầu thả nuôi (kích cỡ tôm thẻ chân trắng cỡ PL12) và phải có kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền;

    - Duy trì mật độ thả nuôi phù hợp với ao;

    - Trong quá trình nuôi cần định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học và các sản phẩm dinh dưỡng tăng sức đề kháng;

    - Ổn định môi trường ao nuôi bằng cách quản lý tốt các yếu tố chất lượng nước ao nuôi (ôxy hòa tan, pH, độ kiềm), sử dụng vi sinh làm sạch môi trường. Thường xuyên thay nước, duy trì chế độ quạt nước, mực nước hợp lý (trên 1,2 m), quản lý thức ăn chặt chẽ, tránh thức ăn dư thừa xuống đáy ao;

    - Nên chọn thức ăn có chất lượng tốt, bảo quản đúng kỹ thuật, cho ăn lượng thức ăn phù hợp. Bổ sung chất khoáng và vitamin cho tôm định kỳ.

    Trong trường hợp

    Nếu tôm thiếu chất dinh dưỡng: Kích lột bằng cách thay nước 50% liên tục 3 ngày và bổ sung acid hữu cơ vào chế độ cho ăn 10gram/kg thức ăn.

    Nếu tôm bệnh: nên thu hoạch.

    Trên đây là một số chia sẻ về cách khắc phục tôm chậm lớn, bà con có thể tham khảo và xem mức độ tình trạng ao nuôi như thế nào mà xử lý cho phù hợp!

    Nguồn: TĐ Việt Úc

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline