Đại diện duy nhất từ Việt Nam được chọn triển khai công nghệ nông nghiệp đột phá

Ngày đăng: 08/08/2021 10:19 PM

    Đại diện duy nhất từ Việt Nam được chọn triển khai công nghệ nông nghiệp đột phá

    Farmext
    Nền tảng quản lý trai nuôi Farmext.

     

    9 doanh nghiệp có giải pháp công nghệ nông nghiệp đột phá sáng tạo đã được Chương trình Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo và Đầu tư trong Công nghệ Nông nghiệp - GRAFT Challenge Vietnam 2021 tuyển chọn để triển khai các hoạt động hỗ trợ tiếp cận thị trường Việt Nam.

    GRAFT Challenge Vietnam được thiết kế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp triển vọng trên toàn cầu, đưa công nghệ vào ứng dụng thực tiễn và giải quyết những thách thức cấp bách nhất của ngành nông nghiệp thực phẩm. Chương trình được tài trợ bởi Chính phủ Australia thông qua Chương trình Aus4Innovation kết hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

    Theo Ban tổ chức, chương trình khởi động từ 13/4 đến 14/5 kết thúc, nhận được nhiều hồ sơ các giải pháp từ các công ty công nghệ nông nghiệp thuộc 16 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Mỹ, Israel, Australia, Ấn Độ và Thái Lan, Indonesia. Qua các vòng, có 9 doanh nghiệp được lựa chọn với các giải pháp công nghệ ứng dụng công nghệ Internet-vạn-vật (IoT) tích hợp để cải thiện chất lượng nước trong hệ thống nuôi trồng thủy sản; các giải pháp vi sinh vật thân thiện với môi trường để quản lý sức khỏe cây trồng; hệ thống giám sát và kiểm soát vi khí hậu để tăng cường tính an toàn và tiết kiệm năng lượng trong chăn nuôi. 

    GRAFT Challenge Vietnam 2021
    GRAFT Challenge Vietnam 2021.

     

    Ông Justin Ahmed, Trưởng đại diện Chương trình GRAFT cho biết, các giải pháp đều đã sẵn sàng ứng dụng trên thị trường. Điều này sẽ giúp rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam giải quyết những thách thức khó khăn nhất mà họ đang gặp phải.

    Trong 9 doanh nghiệp được chọn, Tepbac là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam, đang xây dựng một nền tảng quản lý trang trại nuôi trồng thủy sản Farmext với các giải pháp Internet-vạn-vật (IoT) nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng, kiểm soát chất lượng nước và truy xuất nguồn gốc cho các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Nền tảng Tepbac hiện đang được sử dụng tại hơn 1.500 trang trại, tạo tiền đề phát triển để nâng cao năng lực ngành thủy sản Việt Nam.

    máy đo môi trường thủy sản
    Tepbac xây dựng một nền tảng quản lý trang trại nuôi trồng thủy sản Farmext với các giải pháp Internet-vạn-vật (IoT).

    9 doanh nghiệp công nghệ được chọn là: AgNext Technologies (Ấn Độ), CropIn (Ấn Độ), EveryPig (Mỹ), Công nghệ Hillridge (Australia), JalaTech (Indonesia), Koltiva (Indonesia), ListenField (Thái Lan), Sufresca (Israel),Tepbac (Việt Nam)

    Trong tháng 8, các doanh nghiệp được chọn sẽ bắt đầu khóa hỗ trợ chuyên sâu kéo dài 15 tuần của chương trình GRAFT. Các doanh nghiệp sẽ được kết nối và nhận tư vấn từ mạng lưới các chuyên gia, cố vấn, đánh giá kỹ thuật chi tiết về những giải pháp công nghệ khi áp dụng tại thị trường Việt Nam. Chương trình sẽ kết thúc với một chuyến khảo sát thực tế và kết nối hợp tác kéo dài một tuần với các tập đoàn nông nghiệp Việt Nam.

    Hoài An

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline