công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Giá thức ăn nhảy như giá vàng trong khi cá tôm bán trầy trật

Mục lục
    Do giá thức ăn chăn nuôi thủy sản liên tục leo thang, cùng với việc Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng việc tiêu thụ tôm, cá... đã làm cho nhiều người nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định thua lỗ, quyết định treo ao.

    Giá thức ăn nhảy như giá vàng trong khi cá tôm bán trầy trật

    nuôi cá lồng
    Nhiều phải tìm mọi cách để cầm cự, thậm chí có trại không dám thả nuôi vụ mới.

     

    Do giá thức ăn chăn nuôi thủy sản liên tục leo thang, cùng với việc Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng việc tiêu thụ tôm, cá... đã làm cho nhiều người nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định thua lỗ, quyết định treo ao.

    Trước đây, khi chưa xuất hiện đại dịch Covid-19, gia đình ông Hoàng Văn Minh (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) vẫn nuôi ổn định 14 ao tôm thẻ chân trắng thương phẩm, 20 bể ương tôm giống và 14 bể gièo. Mỗi năm, gia đình ông thu lãi hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí.

    Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, trang trại của gia đình ông Minh buộc phải giảm quy mô nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm từ 14 ao xuống còn 2 ao; hệ thống bể ương, bể gièo cũng được rút gọn. Nguyên nhân do giá thức ăn tăng cao, đầu ra bế tắc; giá bán sản phẩm giảm sâu; nguồn kinh phí duy trì trang trại eo hẹp.

    Theo ông Minh, hiện nay nhiều nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa, tạm dừng kinh doanh đã làm đầu ra bị bế tắc, tiêu thụ chậm, giá cả biến động từng ngày. Nếu như mọi năm tôm size 100 con/kg bán 120.000 đồng/kg thì hiện tại giảm xuống còn 70.000 đồng/kg, tôm size 50 con/kg bán 200.000 - 250.000 đồng/kg thì nay giảm xuống còn 150.000 đồng/kg.

    Mặc dù, giá bán giảm sâu nhưng vẫn không có thương lái đến thu mua; ông Minh đã tận dụng mọi mối quan hệ, gọi điện thoại cho nhiều thương lái nhưng họ đều lắc đầu, không ai nhận lời đến mua. Không những thế, giá thức ăn tăng 30 - 40% so với cùng kỳ năm ngoái cũng đã ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của trang trại.

    "Giá thức ăn thì tăng cao, trong khi đó giá tôm thương phẩm lại đang lao dốc không phanh, thử hỏi lời lãi đâu nữa. Đã vậy, nuôi tôm có lứa, có thì, nếu đến độ tuổi xuất bán mà không tiêu thụ được thì tôm dễ bị mắc bệnh và chết" - ông Minh phân trần. Hiện tại, để duy trì sản xuất 2 ao nuôi, ông Minh đành phải cho tôm ăn tiết kiệm, dè dặt; giảm hoạt động các loại máy móc như máy sủi, máy sục khí tạo oxy… nhằm hạn chế tăng tiền điện.

    Còn anh Nguyễn Văn Cường (xã Hải Đông) đang nuôi tôm theo mô hình bể xi mangwm  cũng than thở việc thời gian qua giá thức ăn, giá con giống đều tăng cao; chi phí tiền điện, tiền thuốc … tăng đều tăng vọt. Anh Cường rầu rĩ cho hay giá tôm đang giảm, nếu tình trạng này còn kéo dài thì những người nuôi tôm thẻ chân trắng như gia đình anh khó lòng duy trì qua dịch.

    Cùng chung cảnh ngộ, gia đình ông Nguyễn Văn Tung (xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường) cũng đang đứng ngồi không yên khi giá cá lồng ngày một giảm sâu. Gắn bó với nghề nuôi cá lồng trên sông Hồng hơn 6 năm qua, chưa khi nào gia đình ông lại rơi vào cảnh éo le như hiện nay. Theo tính toán của ông Tung, thời điểm này gia đình ông đang tồn đọng khoảng 200 tấn cá thương phẩm các loại, không thể xuất bán được.

    Ông Tung cho biết, gia đình ông thường xuyên duy trì nuôi khoảng 30 lồng cá với các giống cá đặc sản như cá lăng, cá chép giòn. Những vụ trước, thương lái đánh xe tải về tận bãi thu mua toàn bộ cá thương phẩm với giá từ 65.000 - 70.000 đồng/kg cá lăng, 150.000 - 170.000 đồng/kg cá chép giòn. Song từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến gia đình ông đối diện với nhiều khó khăn bởi giá bán hạ và khó tiêu thụ.

    "Để nuôi được 1 con cá lăng đến tuổi xuất bán thông thường kéo dài 18 - 24 tháng. Nếu bán với giá 50.000 đồng/kg như hiện nay thì một con cá lăng nặng 3kg sẽ thu về 150.000 đồng; trừ chi phí tiền giống, thức ăn, thuốc men… thì gia đình tôi sẽ bị lỗ khoảng 60.000 đồng/con" - ông Tung nhẩm tính.

    Mai Chiến

    Dân Việt

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666