công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Giải pháp xử lý nước ao nuôi

Mục lục
    Chất lượng nước ao nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm, giúp tôm phát triển khỏe mạnh, phòng chống nhiều loại bệnh....

    Giải pháp xử lý nước ao nuôi

     

    Chất lượng nước ao nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm, giúp tôm phát triển khỏe mạnh, phòng chống nhiều loại bệnh.

    Xử lý trước khi nuôi

    Nước nguồn được vận chuyển qua lưới lọc vào ao lắng để hạn chế rác và ngăn chặn sinh vật tự nhiên xâm nhập. Quá trình để lắng sẽ từ 3 - 5 ngày, thời gian này các chất hữu cơ có đủ thời gian để phân hủy muối dinh dưỡng cho sự phát triển của tảo, đồng thời giúp tiêu giảm bớt mật độ của vi khuẩn gây bệnh. Cần thiết nếu có thể chạy quạt nước để cung cấp thêm ôxy hòa tan để thúc đẩy quá trình phân hủy của các vật hữu cơ, vậy nên thời gian lắng càng lâu thì hiệu quả càng cao. Quá trình bơm nước qua ao nuôi nên sử dụng túi lọc hoặc vải kate để có thể loại bỏ các địch hại, vật chủ trung gian gây bệnh hay vi sinh vật cạnh tranh…

    Trong 3 ngày đầu, tiến hành chạy quạt liên tục để giáp xác và trứng cá nở hết rồi tiến hành cho rotenone (rễ cây thuốc lá); saponin; hay có thể một số hóa chất với liều lượng vừa phải.

     

    Cần đảm bảo nguồn nước tốt nhất cho sự sinh trưởng của tômẢnh: ST

     

    Sau khoảng 2 ngày sau khi diệt tạp, tiến hành diệt khuẩn để loại trừ bớt mầm bệnh có trong ao. Người nuôi có thể sử dụng các chất diệt khuẩn như TCCA, Chlorine, BKC, Iodine, PVP-Iodine, thuốc tím… để có thể xử lý vi khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, Chlorine được người nuôi sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với pH < 7,5, liều lượng của Chlorine cần để xử lý khoảng 25 - 30 ppm, có thể tăng giảm tùy thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ và độ pH của nước. Ở các vùng nuôi xuất hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì nên sử dụng BKC liều lượng 0,3 ppm.

    Trong quá trình nuôi

    Nước bị đục: Khi độ đục trong nước cao, người nuôi cần tiến hành thay nước. Tuy nhiên không phải thay lúc nào cũng được mà cần phải chọn lựa thời điểm để thay. Nên cấp vào thời điểm nước sông đang lớn, tránh thời điểm lũ đang về. Ngoài ra, để xử lý những chất lơ lửng trong ao, người nuôi có thể sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat để tạo chất kết tủa, lắng tụ.

    Nếu độ đục trong ao nuôi thấp, cần kiểm tra lại độ pH thấp. Trong trường hợp độ pH thấp cần được bón thêm vôi kết hợp với bón phân, sử dụng hóa chất gây màu nước nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng đồng thời kích thích sự phát triển của tảo để tăng độ đục đến mức tiêu chuẩn.

    Bên cạnh đó, cần gom tụ các chất thải, tránh sự khuấy động trong ao, loại bỏ các chất thải ra khỏi ao nuôi. Song song với đó là quản lý tốt lượng thức ăn và màu nước trong ao nuôi.

    Xuất hiện bọt trắng: Hiện tượng nổi bọt trắng hình thành là do lượng khí độc H2S nổi lên tạo bọt bong bóng lâu tan, gây thiếu lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi. Thường H2S hình thành từ lượng chất thải tích trữ quá lâu dưới đáy ao, khiến tôm khó hô hấp và dễ nhiễm độc. Bên cạnh đó, hiện tượng tảo tàn cũng là nguyên nhân khiến ao tôm có bọt trắng xuất hiện, đây là yếu tố khiến chất lượng nước xấu đi, tạo nên các bọt trắng lâu tan dù có chạy quạt nước.

    Khi phát hiện bọt nhớt trong ao tôm, cần kiểm tra trong ao có xuất hiện các loại khí độc như H2S, NH3. Nếu có thì sử dụng chế phẩm sinh học để hấp thụ khí độc với liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Đồng thời, giảm lượng thức ăn xuống còn 1/2 so với mức thông thường trong quá trình xử lý đến khi hết lượng khí độc thì tăng lượng thức ăn trở lại bình thường.

    Khi bọt nổi dày lúc quạt tạt vào bờ thì cần vớt bọt khỏi ao. Vớt váng tảo tàn nổi trên mặt ao. Thay nước một phần nếu có thể. Tăng cường chạy và ôxy đáy để cung cấp đủ ôxy hòa tan, tối thiểu trên 4 ppm. Rải vôi ở các khu vực có quy tụ chất thải, bùn đáy ao, nhất là khi pH nước ao thấp, duy trì pH trong khoảng 7,5 - 8,3. Đồng thời, bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa có lợi vào khẩu phần thức ăn của tôm, giúp tôm hồi phục sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch tiêu hóa và kích thích ăn bình thường.

    Nguồn: contom.vn

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666