Kiến thức sản phẩm

images

TÌM HIỂU CHI TIẾT CẤU TẠO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Ngày đăng: 22/06/2021 11:45 AM

Tôm thẻ chân trắng toàn thân được bao bọc bởi lớp vỏ chitin, cấu tạo chia thành 2 phần: phần đầu ngực và phần bụng. - Phần đầu ngực của tôm thẻ chân trắng gồm các bộ phận: Mắt dạng tổ ong, thường gọi là mắt kép. Trên mắt là chủy, trên đó gai chủy Tuyến Anten Chân ngực Chân hàm

Nuôi tôm trong bể nổi mang hiệu quả kinh tế cao

Ngày đăng: 10/06/2021 02:57 PM

Xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn với hơn 170ha, trong đó có 85ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ông Mai Văn Bình ở thôn 3, xã Đồng Trạch là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi. Bắt đầu với nghề nuôi tôm từ cách đây hơn 20 năm, tuy nhiên quá trình nuôi theo phương thức truyền thống ở ao đất thường chịu nhiều tác động của thời tiết cũng như môi trường dẫn đến tôm hay bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao và khá bấp bênh. Sau khi đi tìm hiểu, học tập ở một số tỉnh phía Bắc về cách nuôi tôm trong bể nổi, cuối năm 2019, ông đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống bể nổi với diện tích 500m2.

Vai trò của beta-glucan và tỏi trong kích thích các hoạt động miễn dịch ở tôm

Ngày đăng: 10/06/2021 09:19 AM

Tôm là động vật có hệ thống miễn dịch khác biệt đáng kể so với động vật có xương sống. Tôm thiếu hệ thống miễn dịch đặc hiệu nên miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) là hình thức phòng thủ thiết yếu của chúng. So với cá, tôm có hệ thống miễn dịch tương đối sơ khai. Chúng thiếu một hệ thống miễn dịch đặc hiệu và hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch không đặc hiệu để chống lại tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh được cấu thành bởi các phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể.

LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC BẦY TÔM GIỐNG TỐT

Ngày đăng: 07/06/2021 12:15 PM

Bài này mình chia sẻ với cách bạn CÁCH THỨC MÌNH CHỌN BẦY GIỐNG TỐT CHO KHÁCH CỦA MÌNH - Trứng được thu và khử trùng (cái này nói sơ không nói kĩ) - Trứng chuyển giai đoạn lên Nauplii (10-12tiếng). Từ Nauplii 1-5 - Từ Nauplii sang Zoea 1. Từ Zoae 1-3 - Từ Zoae 3 sang Mysis 1. Từ Mysis 1-3

Chuẩn bị và xử lý nước nuôi tôm theo đúng quy trình để đạt hiệu quả

Ngày đăng: 04/06/2021 09:30 AM

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Nếu không tạo điều kiện tốt nhất cho tôm sống, sẽ làm tôm dễ mắc bệnh, sinh trưởng vá phát triển chậm. Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khi xuất bán. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều bệnh loại bệnh. Dưới đây là một vài chia sẻ về cách xử lý nước nuôi tôm làm sao hiệu quả.

Muốn nuôi tôm, phải 'nuôi nước'!

Ngày đăng: 04/06/2021 09:24 AM

Do hạn hán và xâm nhập mặn rất gay gắt nên những năm gần đây, người nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm nhiều nơi ở ĐBSCL bị thiệt hại rất nặng, nhất là vùng 1 vụ lúa - 1 vụ tôm. Ngoài ra, do dịch bệnh nên tình trạng tôm chết cục bộ cũng diễn ra ở nhiều nơi. Hiện tượng tôm chết vì bệnh hoặc không rõ nguyên nhân trong khoảng 30 - 45 ngày đầu tiên sau khi thả hoặc chậm lớn là khá phổ biến. Nguyên nhân (nếu tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh) chủ yếu liên quan đến cách thức cải tạo ao hoặc quản lý chất lượng nước. “Kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định, nguyên tắc cốt lõi là… nuôi tôm tức là nuôi nước”, ông Đỗ đúc kết.

Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

Ngày đăng: 04/06/2021 09:20 AM

Gan tụy thường được cho là cơ quan mục tiêu của độc tính kim loại, trong đó có chì. Ô nhiễm kim loại nặng là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe của các loài động vật dưới nước. Do những kim loại này có đặc tính tích lũy sinh học và không thể phân hủy được. Nguồn kim loại nặng trong nước thường phát sinh từ các nhà máy công nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp, các kim loại này sẽ tích tụ trong cơ thể các động vật thủy sản gây hại và ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng sinh thái của môi trường.

Quy trình công nghệ sản xuất giống cá chiên

Ngày đăng: 24/02/2021 02:53 PM

Quy trình này có thể áp dụng tại các tỉnh khác ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng trung du Bắc Bộ với những cơ sở sản xuất giống gần sông, hồ tự nhiên, hoặc có nguồn nước cấp đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm, có hệ thống đường điện thuận lợi để phục vụ vận hành các hệ thống máy móc phụ trợ cho quá trình sản xuất....

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

Ngày đăng: 24/02/2021 02:41 PM

Theo các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), năm 2012 nhu cầu tiêu thụ phục hồi tại các thị trường xuất khẩu sẽ hỗ trợ đà tăng trưởng các sản phẩm thủy sản. Với kỳ vọng các quốc gia kiểm soát dịch tốt hơn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ hồi phục mạnh mẽ khi nhà hàng, trường học chiếm tỷ trọng lớn trong kênh phân phối tiêu thụ. Đồng thời, các doanh nghiệp buôn bán thủy sản sẽ tăng cường nhập khẩu trở lại nhờ hoạt động hồi phục trong nửa cuối năm 2020 và 2021; tăng hàng tồn kho vốn đang ở mức thấp.

Giá tôm thương phẩm giảm mạnh - cập nhật 22.2.2021

Ngày đăng: 23/02/2021 11:47 AM

Từ sau mùng 6 Tết Tân sửu đến nay, giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh thương phẩm ở thị trường tỉnh Trà Vinh giảm mạnh mặc dù đang là thời điểm hết vụ thu hoạch của năm 2020. Cụ thể, hiện tôm càng xanh đang được các thương lái thu mua tại ao loại tôm từ 15 – 20 con/kg (không ôm trứng)  chỉ còn 110.000 đồng/kg, tôm loại II (9-12 con/kg) có giá từ 150.000- 160.000 đồng/kg, tôm loại I (từ 8 con trở lại /kg) có giá từ 220.000 – 250.000 đồng/kg, giảm bình quân từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg. Đối với tôm thẻ chân trắng loại từ 60 con/kg có giá từ 105.000 – 110.000 đồng/kg, giá tôm sú được nuôi quảng canh loại 18 – 20 con/kg chỉ còn từ 250.000 đồng – 280.000 đồng/kg, giảm bình quân 50.000 đồng/kg.

Zalo
Hotline