Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh qua quan sát bên ngoài Tôm khỏe: Màu sắc cơ thể Thường có màu xanh lá cây. Màu sắc của mang tôm: Mang tôm khỏe thường rất sạch, có màu xanh đậm...
Tôm giống là yếu tố quan trọng để có vụ nuôi thành công. Trong nuôi tôm, con giống đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi chất lượng con giống là một trong những điều kiện để nuôi tôm thành công. Dưới đây là một số khuyến cáo giúp người nuôi có thêm cơ sở để lựa chọn tôm giống....
Theo Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nuôi tôm hai giai đoạn có nhiều ưu điểm như: nuôi được mật độ cao, cỡ tôm lớn, năng suất cao, bình quân 40 - 60 tấn/ha; nuôi được nhiều vụ trong năm do rút ngắn thời gian cải tạo, hạn chế dịch bệnh do nuôi quy trình khép kín, hạn chế tối đa việc xả thải ra môi trường, do có hệ thống thu gom chất thải đưa vào túi biogas làm khí đốt…
Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là một loài vi sinh dạng nấm ký sinh trên côn trùng. Người ta gọi nó là đông trùng hạ thảo bởi vì vào mùa đông khi thời thiết trên mặt đất lạnh đi, những con côn trùng bắt đầu chui xuống đất trú đông và bị nhiễm nấm Cordyceps (tên ĐTHT) ký sinh, và đến mùa hè khi nhiệt độ thời tiết ấm hơn, trên đầu của con côn trùng bắt đầu sinh trưởng và phát triển thành một loại thảo dược. Người ta gọi là ĐTHT.
Được biết, sản xuất tôm giống hiện nay hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống là cắt cuống mắt tôm mẹ nhằm kích thích quá trình lột xác, tăng khả năng chín muồi sinh dục và đẩy nhanh quá trình đẻ trứng của tôm. Sở dĩ sử dụng phương pháp này bởi ở cuống mắt của tôm (cả tôm đực và cái) có chứa phức hệ cơ quan X (tuyến nút), cơ quan X trực tiếp điều khiển tổng hợp hormon ức chế sự phát triển tuyến sinh dục (GIH) và hormon ức chế lột xác (MIH). Vì vậy, khi cắt cuống mắt sẽ loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X, từ đó làm giảm tác nhân ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH).
Ở nhiều ao bạt nuôi tôm (hoặc ao bạt bờ, nền đáy), vào những ngày sụp tảo, nhiều chất hữu cơ trong ao, cộng với độ mặn cao, hay thời tiết giao mùa, nhiệt độ xuống thấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nấm đồng tiền phát triển. Không chỉ vậy, loài này còn bám đầy trên bạt, quạt nước, phao và các dụng cụ nuôi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tôm nuôi. Vậy làm thế nào để trị dứt điểm nấm đồng tiền?
Thực hiện các biện pháp trước khi thả giống, đó là cải tạo ao ban đầu thật kỹ nhằm loại bỏ các vật chủ trung gian mang mầm bệnh, như: tép, hến, ốc đinh… Thiết kế mô hình nuôi tôm lót bạt khung sắt, khung ximăng dưới hình thức ao nổi hoặc ao chìm. Nên nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn ương ban đầu từ 15 - 25 ngày để hạn chế dịch bệnh chết sớm trên tôm và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn với hơn 170ha, trong đó có 85ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ông Mai Văn Bình ở thôn 3, xã Đồng Trạch là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi. Bắt đầu với nghề nuôi tôm từ cách đây hơn 20 năm, tuy nhiên quá trình nuôi theo phương thức truyền thống ở ao đất thường chịu nhiều tác động của thời tiết cũng như môi trường dẫn đến tôm hay bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao và khá bấp bênh. Sau khi đi tìm hiểu, học tập ở một số tỉnh phía Bắc về cách nuôi tôm trong bể nổi, cuối năm 2019, ông đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống bể nổi với diện tích 500m2.
Nuôi tôm thẻ chân trắng là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Đây cũng là một trong những loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất, do chúng có hàm lượng protein cao và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong thập kỷ vừa qua, do nhu cầu cao nên tốc độ của ngành sản xuất này phát triển một cách nhanh chóng. Và việc nuôi tôm thâm canh với mật độ quá cao đã làm tôm dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, dẫn tới mức độ tử vong cao.
Nguyên nhân: Trong ao nuôi tôm, nền đáy dơ bẩn, nhiều khí độc, nhiều chất hữu cơ tích tụ là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên bệnh đen mang. Tôm thả mật độ cao sống trong nước nuôi nhiều khí độc, đáy ao dơ trở nên suy yếu và dễ bị các tác nhân sinh hóa có hại xâm nhiễm trên mang gây bệnh đen mang. Các tác nhân sinh hóa này bao gồm: