Nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối giúp giảm ô nhiễm nguồn nước

Ngày đăng: 03/11/2021 10:46 AM

    Nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối giúp giảm ô nhiễm nguồn nước

    Nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối mang lại kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường nuôi tôm bền vững.

     

    Trong quá trình nuôi tôm, vấn đề người nuôi thường xuyên gặp phải là chất thải trong ao nuôi tôm (thức ăn thừa, phân tôm, rong tảo phát triển quá mức…) làm biến động môi trường ao nuôi, khiến tôm chậm lớn hoặc bị bệnh, tốc độ lây lan nhanh.

    Ngoài ra, lượng chất thải được thải ra môi trường không qua xử lý làm lây lan dịch bệnh ở các khi nuôi lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng thủy sản. 

    Trước thực trạng này, việc áp dụng các hình thức nuôi mới như nuôi luân canh, xen canh tôm với các đối tượng khác nhau trong cùng một ao nuôi như nuôi tôm- cua; tôm-cá; tôm- cua- cá…là các giải pháp cần thiết để ổn định nghề nuôi cũng như giảm ô nhiễm môi trường.

    Mô hình nuôi kết hợp tôm- cá đối đã tạo sự cân bằng sinh thái, hạn chế sự ô nhiễm, phú dưỡng trong quá trình nuôi tôm, giảm dịch bệnh, tăng sản lượng thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ổn định và mang tính bền vững.

    Trong nghiên cứu này, một thử nghiệm cho ăn trong phòng thí nghiệm đã được thực hiện để đánh giá tiềm năng của việc sử dụng cá đối (Mugil cephalus) để giảm tác động tiêu cực của việc nuôi tôm. Cá đối là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ nên có thể tận dụng hiệu quả các chất cặn hữu cơ từ quá trình nuôi tôm. Đặc điểm này rất có lợi cho việc làm sạch môi trường ao nuôi tôm bị suy thoái.

     

    cá đối
    Cá đối là động vật ăn đáy, chúng có thể ăn và hấp thụ hiệu quả các chất cặn hữu cơ do nuôi tôm thẻ chân trắng tạo ra.

     

    Thí nghiệm bao gồm 6 nghiệm thức, cá đối cỡ trung bình (18,0 ± 4,1 g) được nuôi với tôm có tỷ lệ cá và tôm tương ứng là 0: 300, 1: 300, 2: 300, 3: 300, 4: 300 và 5: 300, tương đương với các nghiệm thức (ML-0, ML-1, ML-2, ML-3, ML-4, và ML- 5).

    Kết quả cho thấy, trong thử nghiệm cho ăn, tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) của cá đối vừa và nhỏ cao hơn đáng kể so với cá đối lớn, và SGR có tương quan nghịch với trọng lượng cơ thể cá đối.

    Cá đối loại trung bình có tỷ lệ ăn vào cặn bã, vật chất hữu cơ cao nhất, trong khi cá đối loại nhỏ có tỷ lệ sản xuất phân cao nhất. Giá trị hiệu quả đồng hóa chất hữu cơ và Nitơ trong nước của cá đối trung bình là cao nhất (lần lượt là 60,7% và 82,2%). Cá loại bỏ 0,62 g/ngày chất hữu cơ và 0,043 g/ngày chất hữu cơ Nitơ.

    Trong thí nghiệm nuôi ghép, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng ở nghiệm thức ML-4 (lần lượt là 96,4% ± 0,8% và 5,2 ± 0,2 kg) cao hơn so với các nghiệm thức khác và tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với của các nhóm ML-0 và ML-2 ( P <0,05). 

    Trong quá trình thí nghiệm nuôi ghép, mật độ cá đối ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước. Nhìn chung, tỷ lệ sống và năng suất tôm tốt nhất đạt được ở mật độ 4: 300. 

    Cá đối là động vật ăn đáy, chúng có thể ăn và hấp thụ hiệu quả các chất cặn hữu cơ do nuôi tôm thẻ chân trắng tạo ra. Bởi thức ăn của tôm luôn thừa dưới đáy ao, khi cho máy đảo chạy sục khí, lượng thức ăn thừa bung lên, cá cứ thế mà đớp nên tận dụng được nguồn thức ăn, cá nhanh lớn hơn. Cá đối được nuôi bằng thức ăn hữu cơ có mức tăng trưởng tương tự so với thức ăn công thức. Do đó, kết quả từ nghiên cứu cho thấy việc nuôi ghép cá đối với kích thước và mật độ phù hợp không làm giảm năng suất tôm thẻ chân trắng; thay vào đó nó làm tăng tỷ lệ sống của tôm và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và cải thiện chất lượng nước của hệ thống nuôi. 

    Do đó, cần đẩy mạnh việc nuôi tôm - cá đối để cải thiện sức khỏe và tính bền vững của nuôi tôm thâm canh.

    Nguồn: XujiaLiu & ctv (2021). Bioremediation by the mullet Mugil cephalus feeding on organic deposits produced by intensive shrimp mariculture, ScienceDirect, Aquaculture, 30/08/2021.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline