Có 4 nguyên nhân chính:
Do thức ăn: Thức ăn không đảm bảo sẽ khiến tôm bị bệnh đường ruột.
Do tảo độc: Tôm ăn phải tảo độc, độc làm tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến ruột không thể hấp thu thức ăn.
Ký sinh trùng bám trên thành ruột làm tôm bị bệnh đường ruột.
Do vi khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh phân trắng thường gặp thuộc các chuẩn vibrio. Môi trường ô nhiễm là nguyên nhân chính tạo vi khuẩn, virus phát triển trên cơ thể tôm.
Tôm kém ăn, phân tôm nổi lên và tập trung ở cuối hướng gió. Khi theo dõi đường ruột tôm thấy không có thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.
Gan cũng bị tổn thương, các tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.
Phân tôm thường có màu trắng, phần thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm.
Dấu hiệu bênh phân trắng trên tôm nuôi
Quản lý môi trường: Diệt khuẩn thường xuyên (10 ngày 1 lần), sử dụng các sản phẩm men vi sinh định kỳ để hạn chế ô nhiễm đáy ao. Loại bỏ và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn không có lợi.
Đảm bảo hệ vi sinh đường ruột tôm luôn ổn định. Tằng cường chủng vi sinh có lợi Bacillus subtilis sử dụng liên tục suốt vụ nuôi. Sử dụng tinh dầu để ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh.
Chăm sóc: Quản lý kỹ lượng thức ăn của tôm điều này giúp hạn chế tối đa lượng thức ăn thừa. Khi thời tiết mưa, lạnh, thay đổi, tôm chậm ăn thì cần giảm ngay lượng thức ăn.
Bệnh phân trắng có thể trị được, tuy nhiên tỉ lệ hao hụt nhiều vì ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Bệnh phân trắng nếu phát hiện để điều trị càng sớm càng tốt.
Khi phát hiện tôm bị bệnh cần phải ngưng cho tôm ăn ngay. Tiến hành diệt khuẩn trong ao nuôi, mở quạt và sục khí liên tục để tăng lượng ô-xi trong ao.
Sau khoảng 1 ngày, sử dụng Yucca để hạn chế tôm sốc, đánh men vinh sinh ổn đinh chất lượng nước.
Sau khi thấy tôm hết bệnh canh nhá cho tôm ăn bình thường và vẫn trộn men vi sinh một cử vào buổi sáng và trộn tinh dầu tỏi cho cử ăn cuối cùng của ngày để phòng các bệnh cơ hội khác.
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về bệnh phân trắng trên tôm nuôi. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời đảm bảo năng suất cao.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bà con nuôi tôm!
Nguồn: contom.vn