công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Quy trình nuôi hàu trắng hai giai đoạn

Mục lục
    Thu hàu Trong nước có nhiều loài được xem là đối thủ cạnh tranh giá thể của hàu, do đó cần biết mùa vụ sinh sản của hàu để thả giá thể, thu được nhiều giống. Nếu thả giá thể quá sớm thì ấu trùng các loài sinh vật khác sẽ bám vào, hàu sẽ không còn nơi bám nữa. Ngược lại, nếu thả giá thể muộn thì ấu trùng hàu phải tìm các loại giá thể khác trong môi trường tự nhiên để bám và chúng ta sẽ không thu được hàu giống.

    Quy trình nuôi hàu trắng hai giai đoạn

     Áp dụng quy trình này, khi giống hàu đạt 2 – 3 cm thì san thưa và nuôi lớn hàu trên bè nổi thay thế cho nuôi giàn treo truyền thống không san thưa giống. Phương pháp này rút ngắn thời gian nuôi từ 3,3 – 4,5 tháng, tỷ suất lợi nhuận cao hơn mô hình nuôi truyền thống.

    Thu hàu

    Trong nước có nhiều loài được xem là đối thủ cạnh tranh giá thể của hàu, do đó cần biết mùa vụ sinh sản của hàu để thả giá thể, thu được nhiều giống. Nếu thả giá thể quá sớm thì ấu trùng các loài sinh vật khác sẽ bám vào, hàu sẽ không còn nơi bám nữa. Ngược lại, nếu thả giá thể muộn thì ấu trùng hàu phải tìm các loại giá thể khác trong môi trường tự nhiên để bám và chúng ta sẽ không thu được hàu giống.

    Để xác định mùa vụ sinh sản cần tách vỏ hàu ra và quan sát độ chín muồi của tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục phát triển căng đầy, ấn nhẹ thấy sản phẩm sinh dục trào ra. Nếu quan sát thấy đồng loạt các cá thể hàu như thế thì đang là mùa sinh sản chính, vì vậy, sau đó khoảng 10 – 15 ngày cần thả vật bám thu giống.

    Các cá thể được lựa chọn có kích thước lớn, hình dáng đẹp, vỏ không bị trầy xước.

    Thời gian lấy giống: Từ tháng 4 đến tháng 5 hằng năm.

    Vật bám lấy giống: Tùy theo mô hình nuôi thương phẩm, chọn các vật liệu giá thể lấy giống khác nhau. Vật bám bằng vỏ hàu cũ, miếng cao su rất phù hợp cho mô hình nuôi giàn treo, bè treo. Vật bám bằng tấm nhựa phù hợp cho mô hình nuôi hàu rời trên giàn đỡ, khay chứa, túi lưới hoặc rổ nhựa. Ở mô hình này sẽ sử dụng vật bám là vỏ hàu cũ thay thế vật bám truyền thống tấm lợp fibro xi măng. Hình thức lấy giống là làm giàn treo cố định.

    Vị trí lấy giống: Nơi đang có sự phân bố của hàu bố mẹ ngoài tự nhiên.

    Chiều sâu cột nước treo vật bám thu giống: Từ vùng triều thấp đến tầng đáy của cột nước.

     

    Vị trí nuôi

    Nằm trong vùng quy hoạch được phép NTTS của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Xa khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy tránh nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, tránh địa điểm có nguồn nước ngọt từ đất liền chảy vào trực tiếp. Bãi nuôi hàu phải bảo đảm độ ngập nước cho hàu khi con nước ròng.

    Nơi đặt bè thoáng, có dòng chảy liên tục; tránh nơi tàu thuyền qua lại nhiều, gần bến cảng, sóng và gió lớn, nhiều rong, các loại cây cỏ thủy sinh.

     Nên chọn khu vực chất lượng nước phù hợp với hàu nuôi như độ mặn dao động 7 – 32‰; các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh (sinh vật phù du) phù hợp.

    Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), có thủy triều lên xuống hằng ngày, màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du. Nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng, có cát sỏi hoặc pha lẫn san hô để con giống không bị chìm trong bùn, độ sâu từ 4 – 9 m (độ sâu khi thủy triều thấp nhất).

    Thiết kế bè nuôi

    + Nguyên vật liệu: Tre, luồng, gỗ bạch đàn… có chiều dài trung bình 9 m, đường kính 7 – 10 cm, sau khi đã ngâm và phơi khô. Mỗi bè cần 32 cây.

    + Dây cước nhựa: Đường kính 3 – 4 mm, 30 kg dây nhựa/bè.

    + Phao xốp: 40x50x60 (cm), đã được bọc bạt để chống sun, hà bám: 6 quả/bè.

    + Dây neo: Dùng dây đay hoặc nilon bện đường kính >2,5 cm, 30 kg dây neo/bè.

    + Neo sắt: Neo 2 mỏ >50 kg: 2 neo/2 bè hoặc đóng cọc sâu xuống đáy bùn 2 m.

    + Thiết kế neo: Tùy địa hình cụ thể mà thiết kế neo bè cho phù hợp, nếu  khu vực đáy là đá tảng hoặc các rạn san hô thì dùng neo sắt để cố định bè. Khu vực có đáy cát bùn dùng phương pháp đóng cọc gỗ để neo bè.

    + Kích thước bè: Từ 81 m2: 9×9 (m). Mỗi bè dùng 2 neo ở 2 đầu (neo sắt hoặc cọc gỗ). Có thể kết hợp nhiều bè thành một mảng (dàn bè) lớn để nuôi.

    + Dây giống hàu: Chọn vật bám có hàu giống từ 2 – 8 con/mảnh vỏ, xâu thành chuỗi với 4 mảnh vỏ hàu/dây giống, đảm bảo trên mỗi dây giống có từ 16 – 20 con, khoảng các giữa các mảnh vỏ trên dây là 25 cm.

    Chăm sóc, quản lý

    Khi hàu được 3 tháng tuổi với kích thước khoảng 2,5 – 3 cm trên các vỏ hàu thì tiến hành san thưa giống để chuyển sang giai đoạn nuôi bè nổi. Con giống phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng như tương đối đồng đều về kích cỡ.

    Treo các dây giống lên bè nuôi, khoảng cách giữa các dây treo là 25 cm, tương ứng mỗi ô vuông (1 m2) là 25 dây giống với mật độ từ 400 – 500 con/m2.

    Sau 30 ngày thì tiến hành vệ sinh hàu một lần bằng cách nâng lên hạ giống vài lần cho đến khi dây giống hàu sạch không còn bùn hay các vật bám vào. Trong quá trình vệ sinh thường xuyên kiểm tra sinh vật gây hại cho hàu như cua, ốc lông.

    Khi hàu đạt kích thước từ 4 – 6 con/kg là có thể thu hoạch. Tuy nhiên, để hàu đạt chất lượng, sản phẩm đáp ứng người tiêu dùng cần thu hoạch hàu trước mùa khô, bởi đây là giai đoạn này hàu đang vào mùa sinh sản nên sẽ tăng nhanh về khối lượng thịt. Nếu thu hoạch sau mùa sinh sản hàu sẽ ốm, nhiều chất dinh dưỡng đã phóng ra ngoài qua trứng và tinh trùng và điều này đã giảm khối lượng thịt hàu đáng kể.

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666