công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Tôm sinh thái, hái ra tiền

Mục lục
    Nhân rộng diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao; xây dựng mô hình nuôi tôm sạch gắn phát triển thương hiệu tôm rừng, tôm lúa... Đó là những hướng phát triển ngành hàng tôm bền vững mà nhiều tỉnh ĐBSCL đang triển khai.

    Tôm sinh thái, hái ra tiền

    tôm sú sinh thái
    Tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau. Ảnh: Báo Người Lao Động

     

    Nhân rộng diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao; xây dựng mô hình nuôi tôm sạch gắn phát triển thương hiệu tôm rừng, tôm lúa...

    Đó là những hướng phát triển ngành hàng tôm bền vững mà nhiều tỉnh ĐBSCL đang triển khai.

    Con tôm Đất Mũi chạm mốc 1 tỷ USD, trở thành mũi nhọn kinh tế của tỉnh Cà Mau với tổng diện tích 280.000ha và cũng là hướng đi mà “Đất Mũi” tập trung phát triển.

    Sản phẩm làm nên thương hiệu của tôm Cà Mau chính là các mô hình nuôi tôm rừng và tôm lúa. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm rừng là  80.000ha; tôm lúa là 40.000 ha. Ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau chia sẻ: “Đây là hướng nuôi tôm sinh thái, hữu cơ, có giá trị kinh tế cao”. Ngoài ra, tỉnh Cà mau còn có 8.500ha nuôi tôm thâm canh (trong đó 2.300 ha nuôi siêu thâm canh).

    Riêng năm 2020, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 600.000 tấn, trong đó tôm là 210.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2020 là trên 900 triệu USD.

    Kế hoạch năm nay của Cà Mau đạt tổng sản lượng 215.000 tấn tôm, trong đó tôm 6 tháng đầu năm đã đạt 103.000 tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước; giá trị xuất khẩu tôm cũng tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến đến hết năm 2021, giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau đạt 1 tỷ USD.

    Định hướng đến năm 2025, sản lượng tôm của tỉnh Cà Mau đạt 700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau đạt 1,4 tỷ USD và đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,650 tỷ USD.

    Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh Cà Mau đang nỗ lực tổ chức sản xuất và đã xây dựng được 230 tổ hợp tác, hợp tác xã (chủ yếu là hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi tôm). Đây là những hạt nhân để xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tỷ đô này.

    Hiện nay, các chuỗi giá trị tôm rừng đang phát huy hiệu quả rất tốt, bởi có sự tham gia của Tập đoàn Minh Phú – doanh nghiệp đầu ngành trong chế biến, xuất khẩu tôm và một số soanh nghiệp lớn tiên phong làm “đầu kéo”.

    Các chuỗi tôm rừng đã gắn kết được vùng nuôi với diện tích khoảng 20.000 ha, phát triển thương hiệu và đạt các chứng nhận quốc tế. Cụ thể, theo ông Châu Công Bằng, việc tôm rừng Cà Mau đạt được các chứng nhận quốc tế đã giúp các đơn vị xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

    Tuy nhiên, đối với diện tích khoảng 200.000ha nuôi tôm còn lại trên địa bàn thì việc xây dựng thương hiệu, xây dựng chuỗi giá trị còn khó khăn và hiệu quả chưa cao. Nhiều hợp đồng đã được doanh nghiệp và người dân ký kết nhưng sau đó bị phá vỡ khi giá tôm trên thị trường lên xuống.

    “UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với hai doanh nghiệp lớn là Minh Phú và Tập đoàn Lộc Trời để xây dựng chuỗi giá trị tôm lúa. Tỉnh đã báo cáo với Bộ NN-PTNT và sẽ triển khai quyết liệt nội dung này”, ông Bằng chia sẻ thêm. Trong năm 2021 sẽ phấn đấu xây dựng được 3 - 4 mô hình tôm lúa đạt hiệu quả cao, từ đó có cơ sở để nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh.

    Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Cà Mau, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh của tỉnh đạt 2.932ha với 2.932 hộ nuôi. Đây là mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao, qua thời gian nuôi, đánh giá hiệu quả mô hình này là khá cao, tỷ lệ nuôi thành công đạt khoảng 70 – 80%, năng suất nuôi đạt từ 40 – 50 tấn/ha/vụ (tính trên diện tích mặt nước ao nuôi).

    Đồng Thái

    Nông nghiệp Việt Nam

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666