công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Ứng dụng trùn làm thức ăn trong chăn nuôi thủy sản

Mục lục
    Khi cho tôm, cá nuôi ăn thức ăn công nghiệp, bổ sung dịch trùn sẽ kích thích thèm ăn, bổ sung vi khuẩn Bacillus cho tôm, cá nuôi, kích thích tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong con trùn, động vật nuôi sẽ rất khó bị các bệnh về gan, đường ruột… Ngày nay các chủ điền tôm từ bắc chí nam không một ai còn xa lạ với con trùn quế, cách đây một vài năm về trước tất cả mọi người còn rất e ngại và nghi ngờ khi nghe nói tới trùn quế làm thức ăn nuôi tôm....

    Trùn quế hiện tại đã được nuôi và thu hoạch sản lượng lớn, đây là nguồn cung cấp để sản xuất ra các sản phẩm được thủy phân từ trùn quế ứng dụng cho thủy sản. Với thành phần dinh dưỡng cao, phù hợp với tính ăn của các loài thủy sản; ứng dụng dịch đạm trùn quế được áp dụng rộng rãi để mang đến những hiệu quả bất ngờ đối với tôm cá.

    Xin chia sẻ cho quý bà con về giá trị trùn quế cũng như những ứng dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho nghề nuôi trồng thủy sản của bà con mình nhé.

    Khi cho tôm, cá nuôi ăn thức ăn công nghiệp, bổ sung dịch trùn sẽ kích thích thèm ăn, bổ sung vi khuẩn Bacillus cho tôm, cá nuôi, kích thích tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong con trùn, động vật nuôi sẽ rất khó bị các bệnh về gan, đường ruột…

    Ngày nay các chủ điền tôm từ bắc chí nam không một ai còn xa lạ với con trùn quế, cách đây một vài năm về trước tất cả mọi người còn rất e ngại và nghi ngờ khi nghe nói tới trùn quế làm thức ăn nuôi tôm.

    Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm trên tôm, chúng tôi rút ra đựơc cách hiệu quả nhất trong việc sử dụng trùn quế làm thức ăn dặm trong nuôi trồng thuỷ sản như sau:

    1. Tôm thịt:

    Sau khi thả giống được 1 tùân thì có thể cho tôm ăn dặm thức ăn bằng trùn. Sau khi rửa thật sạch trùn dùng máy xay nhuyễn hoặc băm thật nhuyễn, trộn với thức ăn thường tỷ lệ 1% trong lần đầu và tăng dần lên sau những lần kế tiếp cho đến 5%. Trong thời gian đầu ta nên cho ăn ngày cách ngày, sau khi thả giống đựơc 1 tháng có thể cho ăn hàng ngày bằng cách bằm hoặc xay nhuyễn trộn với thức ăn tỷ lệ trộn 1/5.

    Khi tôm thả được 45 ngày lúc này tôm dần như quen với việc săn mồi và quen với mùi của trùn ta có thể cho tôm ăn trùn nguyên con khi còn sống tỷ lệ: 1kg trùn tươi trên 50kg trọng lượng tôm. Đối với những ao chưa cho tôm ăn trùn từ nhỏ ta cũng nên băm nhuyễn và trộn với thức ăn để tập cho tôm ăn với tỷ lệ như tôm con.

    Sau khi tôm được 4 tháng lúc này ta nên cho ăn thúc để có được sản phẩm tôm đạt chất lượng; dùng gấp 2 lần lựơng bình thường.

     

    2. Tôm bố mẹ:

    Đối với tôm bố mẹ việc dùng trùn quế làm thức ăn dặm là một điều hết sức hợp lý vì tạo cho tôm có sức kháng thể cao, khoẻ mạnh và đặc biệt là làm tăng khả năng tình dục và tỷ lệ trứng tạo ấu trùn cao.

    Thường xuyên trộn tỷ lê 5% trùn tươi xay nhuyễn với thức ăn hổn hợp, 8% trước và sau khi đẻ 20 ngày, hoặc cho ăn trực tiếp trùn sống xuống ao tỷ lệ: 1kg trùn tươi trên 1000 tôm bố mẹ vào mổi sáng.

    3. Tác dụng của trùn quế

    Trong thịt trùn tươi chứa hàm lượng Protein cao, nhiều vi khuẩn có lợi Bacillus, các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, axit amin, Vitamin B, B3, B6, B12… Vì vậy trùn quế là loại thức ăn rất tốt cho tôm, bổ sung vi khuẩn Baccilus kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh đường ruột và bệnh về gan. So với thức ăn thông thường thì thức ăn có trộn trùn giúp tôm phát triển nhanh hơn, sức đề kháng mạnh hơn. Phân trùn là loại hữu cơ sinh học, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong phân trùn quế có chứa những vi sinh vật có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học như: vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose. Đặc điểm chính của phân trùn làm môi trường ao nuôi trong sạch, tảo ổn định do tác dụng của các vi khuẩn có lợi có trong phân trùn: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitơ hóa… các chỉ tiêu môi trường ao nuôi ổn định giúp tôm khỏe mạnh, nhanh lớn.

     

    Quy trình nuôi tôm

    Ao nuôi tôm được chuẩn bị, cải tạo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật theo những mô hình nuôi tôm thông thường.

    Sử dụng lượng phân trùn từ 15 – 20 kg/1.000 m2 để gây màu nước hoặc cải thiện màu nước trong ao nuôi tôm. Khi sử dụng phân trùn quế để gây màu nước thì động vật phù du phát triển rất mạnh. Sinh khối lượng thức ăn tự nhiên cho tôm nhiều, đặc biệt là coppepoda, một loại thức ăn ưa thích cho tôm nuôi.

    – Tôm được nuôi với mật độ 40 – 50 con/m2.

    – Trong 7 – 10 ngày nuôi đầu tiên, tôm sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên trong ao nên không cho tôm ăn.

    – Sau 10 ngày nuôi, sử dụng trùn quế băm nhỏ, cho vào sàng ăn đưa xuống ao để tôm ăn. Trùn quế trước khi làm thức ăn cho tôm cần được ngâm trong nước khoảng 2 giờ rồi rửa sạch.

    – Trong thời gian 20 – 40 ngày nuôi, bắt đầu bổ sung thức ăn công nghiệp với lượng 30%, thịt trùn 70%. Thịt trùn được xay nhuyễn trộn với thức công nghiệp, dùng sàng cho tôm ăn.

     

    – Trong thời gian nuôi 40 – 60 ngày, bổ sung thức ăn công nghiệp với lượng 50%, thịt trùn 50%.

    – Trong thời gian nuôi từ 60 ngày đến khi thu hoạch, sử dụng 70% lượng thức ăn công nghiệp, 30% thịt trùn.

    – Thường xuyên theo dõi sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm nuôi phù hợp. Sang tháng nuôi thứ 2, lượng chất thải hữu cơ gia tăng. Sử dụng chế phẩm sinh học EM liều lượng 2 lít/1.000 m3, loại bỏ các chất lơ lửng, làm sạch môi trường ao nuôi, tăng cường vi khuẩn có lợi,  hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.

     

    >> Với tôm nuôi, cách tốt nhất là xay thịt bằng trùn quế tươi sau đó trộn với thức ăn hoặc chế biến trùn quế thành dịch trùn bổ sung.

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666