công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Bệnh gan thận mủ trên cá tra

Mục lục
    Tác nhân Tác nhân của bệnh được xác định là vi khuẩn Edwardsiella Ictaluri, đây là một loài vi khuẩn gram âm (-), thuộc họ vi khuẩn đường ruột, chúng mảnh và ngắn, dài chỉ khoảng 0,75-1,25 micromet, khả năng di động rất yếu hoặc không di động. Vi khuẩn này rất dễ thích nghi với những môi trường sống khắc nghiệt, chúng có thể sống trong bùn đến 95 ngày, ở nhiệt độ 25oC. 

    Bệnh gan thận mủ trên cá tra

    Một số cách phòng trị căn bệnh gây thiệt hại nặng nề nhất cho cá tra nuôi ở Việt Nam.

    Sơ lược về lịch sử nghề nuôi cá tra

    Nghề nuôi cá tra ở Việt Nam đã bắt đầu phát triển từ năm 1992. Do trước đó, việc nuôi cá basa xuất khẩu đạt sản lượng rất thấp. Lúc đầu cá tra được nuôi trong bè, với năng suất cao nhưng sản lượng lại không lớn. Nên bà con chuyển đổi sang nuôi cá tra trong quầng đăng dọc mé sông, mà vẫn còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Cuối cùng, chuyển sang nuôi cá trong ao (1995-1996), mô hình này cho sản lượng rất lớn, năng suất lại cao, ít bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Nhưng càng nuôi thâm canh, mật độ càng cao thì rủi ro cho cá tra càng lớn.

    Bệnh gan thận mủ được đặt tên theo triệu chứng chính của bệnh. Bệnh này xuất hiện lần đầu ở Việt Nam năm 1992, mật độ càng cao thì cá tra càng bệnh nhiều. Đến năm 2002, nguyên nhân của bệnh mới được xác định sau một thời gian dài nghiên cứu.

    Tác nhân

    Tác nhân của bệnh được xác định là vi khuẩn Edwardsiella Ictaluri, đây là một loài vi khuẩn gram âm (-), thuộc họ vi khuẩn đường ruột, chúng mảnh và ngắn, dài chỉ khoảng 0,75-1,25 micromet, khả năng di động rất yếu hoặc không di động. Vi khuẩn này rất dễ thích nghi với những môi trường sống khắc nghiệt, chúng có thể sống trong bùn đến 95 ngày, ở nhiệt độ 25oC. 

    Sự lan truyền của mầm bệnh

    Sức sống của vi khuẩn cao nên chúng tồn tại lâu trong gan, thận, não của cá tra (ngay cả khi bệnh đã hết vài tháng) gọi là mang trùng. Do đó bệnh có thể xuất hiện rất nhiều lần trong cùng một ao. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập trực tiếp từ nước, theo thức ăn vào ruột, mang, hốc mũi. Và được bài thải ra từ phân, xác cá chết. Những vết xước trên da cá cũng tạo cửa ngõ cho vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ xâm nhập.

    Chim cò, địch hại khác trong ao có thể làm lan truyền mầm bệnh. Khi chuyển mầm bệnh từ ao này sang ao khác trong một khu vực. Khi một ao cá tra bị mắc bệnh gan thận mủ, chim cò rất hay sà xuống bắt, nên đó cũng được xem là một dấu hiệu chứng tỏ cá có bệnh. Dụng cụ dùng chung như lưới, vợt cho nhiều ao cũng sẽ làm lây truyền mầm bệnh. Độc lực của vi khuẩn sẽ biểu hiện mạnh khi nhiệt độ càng cao và tỷ lệ chết giảm dần khi nhiệt độ > 30oC.

    Ký chủ cảm nhiễm

    Vi khuẩn này là một mầm bệnh bắt buộc, thường chỉ có một số ký chủ nhất định. Trong đó cá tra là loài bị nhiễm nhiều và nặng nhất, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Cá trê, cá lăng, cá rô phi và cá hồi vân (ở xứ lạnh) cũng phát hiện có sự xuất hiện của vi khuẩn này, nhưng triệu chứng không rõ ràng và tỷ lệ chết không cao.

    Triệu chứng

    Cá tra có thể nhiễm bệnh gan thận mủ ở nhiều giai đoạn sống, từ 10 ngày tuổi kéo dài hết giai đoạn cá giống đến cá thịt đều có thể mắc bệnh. Cá càng nhỏ thì tỷ lệ chết càng cao. Cá ở cân nặng 400-500gr/con sẽ ít nhiễm khuẩn hơn.

    Bệnh tích bên ngoài của cá tra bị gan thận mũ thường không rõ ràng, khá giống với nhiều bệnh khác, cá hoạt động kém, giảm bắt mồi và bị mất vẻ sáng bóng. Cá cũng có thể bơi xoay vòng, treo lơ lửng cơ thể ở mặt nước. Dễ thấy cá bệnh thường tách đàn, bỏ ăn sau khi nhiễm khuẩn và cũng bị lở loét trên da, vây do bị nhiễm kép các bệnh khác.

    Bệnh gan thận mủ đúng như tên gọi của nó với điển hình bệnh tích chính là sự xuất hiện dày đặc các đốm hoại tử trắng (2-3mm) như có mủ kéo dài từ thận trước đến lá lách rồi tới gan ở sâu bên trong các mô. Đến ngày thứ tư sẽ thấy rõ thận trước và lá cá cá tra sưng rất to. Sự thay đổi màu sắc ở các cơ quan không phải là triệu chứng đặc trưng bệnh này.

    Phòng trị bệnh

    Bệnh sẽ gây thiệt hại nặng hơn do chất lượng nước kém, dinh dưỡng không đầy đủ, cá tra bị nhiễm kép ký sinh trùng hay da vây bị trầy xước do các thao tác.

    Do vậy phòng cho cá tra bị gan thận mủ cũng nên  sử dụng các biện pháp chung để xử xử lý môi trường, khử mầm bệnh và chăm sóc tốt sức khỏe cho cá nuôi.

    Về môi trường nước: vì đây sẽ là nơi vi khuẩn sinh sống, do đó môi trường phải được dọn dẹp sạch sẽ, cải tạo, nạo vét bùn kỹ, bón vôi, tạt 1 lít Iodine Violet cho 3000m3 nước ao để diệt khuẩn sau khi bệnh xảy ra.

    Về mầm bệnh: trộn 100ml Iv-site vào thức ăn cho 6-9 tấn cá nuôi trong 2 ngày liên tục để diệt thêm các loài nội và ngoại ký sinh trùng trên cá.

    Về sức khỏe cá: khi mới bệnh nên ngừng cho ăn, sau đó phải tăng lượng bột cá trong thức ăn, trộn thêm các chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch như beta glucan, men tiêu hóa Bio Bactil cho cá ăn khỏe hơn.

    Đặc biệt phải chú ý khi chữa bệnh là trị cho cả đàn cá trong ao chứ không phải chỉ trị riêng cho những con cá bệnh. Nên việc sử dụng hóa chất và chất dinh dưỡng phải cân đối cho cả đàn, để con bệnh được trị và con khỏe có thêm sức đề kháng chống lại mầm bệnh.

    nguồn: An Bình

    Tin liên quan
    Sự liên hệ của cá và vi sinh vật trong đường ruột

    Sự liên hệ của cá và vi sinh vật trong đường ruột

    Ngày 23/02/2021
    Microbiome được ví như một cơ quan đúng nghĩa Trên cơ thể của tất cả các loài động vật trên cạn hay dưới nước, kể cả con người đều chứa hàng trăm ngàn tỷ vi khuẩn. Và cộng đồng vi sinh vật này sinh sống rất phức tạp, chúng có thể giúp nhau cùng phát triển, loại trừ lẫn nhau, cộng sinh, hội sinh hay cả ký sinh. Bên cạnh đó, chúng còn tương tác với môi trường, sống bám trên cơ thể ký chủ, hay thậm chí là tác động trực tiếp tới ký chủ. Chúng như một cơ quan đúng nghĩa với tên gọi là Microbiome.
    Ảnh hưởng của môi trường có làm bệnh gan thận mủ nặng hơn trên cá tra?

    Ảnh hưởng của môi trường có làm bệnh gan thận mủ nặng hơn trên cá tra?

    Ngày 23/02/2021
    Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, khi mực nước biển tăng cao, độ mặn và sự thay đổi pH ở vùng hạ lưu rộng lớn. Và đây cũng chính là trung tâm khu vực nuôi cá tra. Các đợt bùng phát dịch gan thận mủ trên cá tra được báo cáo thường xuyên trong suốt chu kỳ sản xuất. Nhưng theo quan sát, tỷ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận khi chất lượng nước ao nuôi bị thay đổi nhanh chóng, thời điểm giao mùa mưa với lượng mưa tăng cao. Để đánh giá tầm quan trọng của các điều kiện môi trường đối với sự tương tác giữa vật chủ và mầm bệnh. Bài viết này xác định sự sống sót và phát triển của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, cùng với việc đánh giá các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của vi khuẩn lên cá tra trong phòng thí nghiệm.
    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Ngày 24/02/2021
    Theo các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), năm 2012 nhu cầu tiêu thụ phục hồi tại các thị trường xuất khẩu sẽ hỗ trợ đà tăng trưởng các sản phẩm thủy sản. Với kỳ vọng các quốc gia kiểm soát dịch tốt hơn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ hồi phục mạnh mẽ khi nhà hàng, trường học chiếm tỷ trọng lớn trong kênh phân phối tiêu thụ. Đồng thời, các doanh nghiệp buôn bán thủy sản sẽ tăng cường nhập khẩu trở lại nhờ hoạt động hồi phục trong nửa cuối năm 2020 và 2021; tăng hàng tồn kho vốn đang ở mức thấp.
    Quy trình công nghệ sản xuất giống cá chiên

    Quy trình công nghệ sản xuất giống cá chiên

    Ngày 24/02/2021
    Quy trình này có thể áp dụng tại các tỉnh khác ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng trung du Bắc Bộ với những cơ sở sản xuất giống gần sông, hồ tự nhiên, hoặc có nguồn nước cấp đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm, có hệ thống đường điện thuận lợi để phục vụ vận hành các hệ thống máy móc phụ trợ cho quá trình sản xuất....
    Nhận biết cá stress bằng chỉ số từ vảy

    Nhận biết cá stress bằng chỉ số từ vảy

    Ngày 03/11/2021
    Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một cách dễ dàng để xác định thời điểm cá bị căng thẳng. Giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học tại Đại học Guelph của Canada đã chỉ ra rằng hormone gây căng thẳng là cortisol tích tụ trong vảy cá từ từ và tồn tại trong nhiều tuần. Phát hiện này có ý nghĩa trong việc đo nồng độ cortisol trong vảy nhằm cung cấp một cái nhìn đơn giản và ít ảnh hưởng đến phúc lợi của cá (giải pháp không xâm lấn)....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666