công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

KHU NUÔI ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NAM MỸ QUẢNG NAM

Mục lục
    Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là một loài vi sinh dạng nấm ký sinh trên côn trùng. Người ta gọi nó là đông trùng hạ thảo bởi vì vào mùa đông khi thời thiết trên mặt đất lạnh đi, những con côn trùng bắt đầu chui xuống đất trú đông và bị nhiễm nấm Cordyceps (tên ĐTHT) ký sinh, và đến mùa hè khi nhiệt độ thời tiết ấm hơn, trên đầu của con côn trùng bắt đầu sinh trưởng và phát triển thành một loại thảo dược. Người ta gọi là ĐTHT.

    ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

    Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là một loài vi sinh dạng nấm ký sinh trên côn trùng. Người ta gọi nó là đông trùng hạ thảo bởi vì vào mùa đông khi thời thiết trên mặt đất lạnh đi, những con côn trùng bắt đầu chui xuống đất trú đông và bị nhiễm nấm Cordyceps (tên ĐTHT) ký sinh, và đến mùa hè khi nhiệt độ thời tiết ấm hơn, trên đầu côn trùng bắt đầu sinh trưởng và phát triển thành một loại thảo dược. Người ta gọi là ĐTHT.

    ĐTHT có trên 600 loài, nhưng loài phổ biến nhất đối với chúng ta là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris. Bởi vì dược chất trong chúng là nhiều nhất trong tất cả các loại. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo.

    Ngày xưa ĐTHT thường được tìm thấy ở các dãi núi HYMALAYA cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Tây Tạng, Vân Nam, Cam Túc, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

    Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả tám cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

    Thành phần hóa học trong dược liệu

    Theo y học hiện đại, trong thành phần của đông trùng hạ thảo có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như:

    • 17 loại acid amin khác nhau với tác dụng giúp chuyển hóa và tổng hợp các protein trong cơ thể.
    • Các vitamin A, C, B12, E, K,….
    • Các nguyên tố vi lượng Mn, Al, K, Na, Mg… tham gia vào hoạt động hoạt hóa, trao đổi chất và coenzym xúc tác.
    • Thành phần D-mannitol giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh như thiểu niệu, phù não, bài tiết,…
    • Dinh dưỡng nhóm HEAA, Adenosine, Acid Cordyceptic,…
    • Hoạt chất sinh học Hydroxyethyl Adenosine, giúp kháng khuẩn, diệt virus,…
    • Hàm lượng lipid lớn tạo ra các nguồn năng lượng lớn cho mọi hoạt động của cơ thể.

    Còn theo Y học cổ truyền, sản phẩm này có vị ngọt, tính ấm, có tác động vào các kinh Thận, Phế, giúp bổ phế, ích can thận, dưỡng huyết, bổ dưỡng tạng phủ, tiêu đàm, bồi bổ cơ thể,…

    Vị dược liệu quý này thường được dùng để điều trị các bệnh như: yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, hen suyễn, viêm phế quản, ho lâu ngày, ho ra máu, tiểu đường, đau nhức xương khớp, cơ thể suy nhược,…

    Đông trùng hạ thảo uống có tác dụng gì?

    Không phải ngẫu nhiên mà đông trùng hạ thảo lại được nhiều người săn đón đến thế cho dù giá cả của nó không hề rẻ. Đông trùng hạ thảo có thể dùng được cho cả những người hoàn toàn khỏe mạnh lẫn người có bệnh lý. Hiểu một cách đơn giản, người bình thường sử dụng loại dược liệu này sẽ phòng ngừa bệnh tật, ngày càng khỏe mạnh. Người thể lực yếu dùng sản phẩm này sẽ nhanh phục hồi thể lực.

    Dưới đây là tác dụng của sản phẩm này có thể bạn chưa biết:

    • Giúp nâng cao sức khỏe thể chất

    Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm tác dụng của trùng thảo trong các hoạt động thể chất. Kết quả thử nghiệm cho thấy loại dược liệu này có khả năng cải thiện sự chuyển hóa năng lượng trong các tế bào sống. Đồng thời tác dụng của loại dược liệu này giúp tăng khả năng chịu đựng khi bạn luyện tập thể lực ở cường độ cao.

    • Tăng cường hệ miễn dịch

    Thành phần của đông trùng hạ thảo có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Từ đó, chức năng của hệ miễn dịch trong cơ thể cũng được gia tăng đáng kể, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xương khớp, viêm thấp khớp.

    • Giảm cảm giác mệt mỏi

    Một nghiên cứu được thực hiện ở người cho thấy, những người sử dụng đông trùng liên tục trong 6 tuần có chỉ số VO2max tăng đáng kể. VO2max là tốc độ tối đa mà ở đó các cơ phổi và tim có thể dùng khí oxy một cách hiệu quả trong các hoạt động thể chất. Đây cũng là đơn vị được sử dụng để đo công suất hiếu khí của một người trưởng thành.

    • Làm chậm quá trình lão hóa

    Y học cổ truyền cho biết, đông trùng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở nữ giới. Lý luận này được các nhà khoa học hiện đại công nhận. Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy những con chuột sử dụng dược liệu này có xu hướng sống lâu hơn so với những con chuột không sử dụng.

    Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đông trùng hạ thảo có tác dụng cải thiện chức năng não bộ, tăng cường hoạt động của các enzyme giúp chống lại quá trình oxy hóa. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tận dụng tác dụng này của đông trùng hạ thảo để bồi bổ khí huyết, kéo dài tuổi thanh xuân cho con người.

    • Tăng cường sức khỏe tình dục

    Đông trùng hạ thảo còn có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe và ham muốn tình dục. Nghiên cứu ban đầu cho thấy, việc sử dụng đông trùng trong 40 ngày liên tiếp sẽ giúp nam giới khắc phục được tình trạng yếu sinh lý, tinh trùng loãng, giúp đẩy nhanh tốc độ cương dương và kéo dài thời gian xuất tinh hiệu quả.

    • Cải thiện chức năng não bộ

    Ở vấn đề não bộ, khi tiến hành kiểm tra tác động của đông trùng hạ thảo trên chuột, các nhà khoa học nhận thấy loại dược liệu này có tác động trực tiếp đến khả năng tiếp thu và ghi nhớ của loài động vật này. Cụ thể, nó giúp giảm số lượng hành vi bị lỗi ở những con chuột sống lâu năm.

    • Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư

    Các nghiên cứu khoa học đã tiến hành kiểm tra khả năng chống ung thư của đông trùng hạ thảo. Theo đó, chiết xuất từ loại thảo dược này có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả bằng nhiều cơ chế khác nhau như: Điều chỉnh hệ miễn dịch, tạo rá chất khiến tế bào ung thư tự tiêu hủy. Những thử nghiệm trên chuột cho thấy, chiết xuất từ trùng thỏ có công dụng giúp chống lại các bệnh như ung thư bạch huyết, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan và bệnh bạch cầu.

    • Kiểm soát bệnh tiểu đường

    Các nhà khoa học cho biết, trong thành phần của đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất có khả năng kiểm soát đường huyết rất tốt. Cụ thể, nó giúp người bệnh giảm cân, điều hòa lượng đường huyết trong máu. Do đó, đây là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe vô cùng hữu ích đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

    • Hỗ trợ điều trị bệnh thận mãn tính

    Những nghiên cứu trên 1746 người mắc bệnh thận mãn tính cho thấy, người bệnh sử dụng đông trùng hạ thảo trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình có dấu hiệu cải thiện chức năng của thận. Theo đó, loại dược liệu này được chứng minh là có tác dụng giúp tăng cường chức năng thậnlàm giảm creatinin huyết thanh, giảm protein niệu, giảm biến chứng liên quan đến bệnh thận như tăng huyết sắc tố và albumin huyết thanh. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cải thiện những tổn thương ở thận do một số loại kháng sinh gây ra, giúp tăng hiệu quả điều trị sau khi cấy ghép thận,…

    Đối tượng nên và không nên sử dụng

    Mặc dù đông trùng hạ thảo có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thảo dược này. Dưới đây là những đối tượng nên và không nên sử dụng loại dược liệu này:

    Đối tượng nên sử dụng

    • Người cao tuổi có các dấu hiệu như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.
    • Phụ nữ muốn cải thiện làn da, vóc dáng, kéo dài nét thanh xuân và tươi trẻ trên làn da.
    • Nam giới muốn sử dụng để tăng cường thể lực, cải thiện chức năng sinh lý, bồi bổ chức năng gan thận.
    • Người có khối u trong cơ thể.
    • Người vừa ốm dậy, thể lực yếu, cơ thể bị suy nhược.
    • Người bị gầy yếu, còi xương, suy dinh dưỡng.

    Đối tượng không nên sử dụng

    • Trẻ em dưới 12 tuổi khỏe mạnh, phát triển bình thường không nên sử dụng sản phẩm này.
    • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu không nên sử dụng đông trùng hạ thảo bởi nó có thể làm tăng nguy cơ gây sảy thai.
    • Người trước hoặc sau phẫu thuật cũng không nên sử dụng dược liệu này để tránh các vết thương hở bị chảy máu.

    Cách dùng đông trùng hạ thảo hiệu quả

    Đông trùng hạ thảo có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của từng người. Dưới đây là những gợi ý cách dùng đông trùng hiệu quả nhất bạn nên tham khảo và áp dụng:

    • Ngâm rượu

    Bạn ngâm trùng thảo với nhân sâm hoặc nhung hươu vào bình rượu nếp 45 độ, sau khoảng 1 tháng là có thể uống được. Mỗi ngày bạn uống 2-3 chén nhỏ, sử dụng không quá 100ml/ngày để bồi bổ gan thận, tăng cường sinh lực cho cả nam và nữ. Cách làm này có ưu điểm giúp bảo quản sản phẩm được lâu, thích hợp dùng cho nam giới ở độ tuổi trung niên.

    • Ăn sống

    Bạn có thể ăn sống đông trùng hạ thảo bằng cách rửa sạch con đông trùng bằng nước ấm rồi nhau trực tiếp. Mỗi lần ăn khoảng 1-2 con để cải thiện sức khỏe. Đông trùng ăn sống có mùi vị rất thơm ngon như thịt gà. Tuy nhiên do hình dáng giống con sâu nên không phải ai cũng sử dụng theo cách này.

    • Ngâm mật ong

    Bạn rửa sạch đông trùng khô, cho vào bình thủy tinh ngâm với mật ong rừng nguyên chất. Sau đó bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo thoáng mát trong 15 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày pha khoảng 2 thìa đông trùng ngâm mật ong với ly nước ấm để uống sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh. Sự kết hợp hai nguyên liệu tự nhiên này mang đến cho người dùng sản phẩm vô cùng thơm ngon bổ dưỡng, rất thích hợp cho phái nữ sử dụng.

    • Nấu thành món ăn

    Bạn có thể sử dụng đông trùng hạ thảo để nấu cháo, hầm với gà, nấu với sườn lợn để bồi bổ dưỡng chất cho cả gia đình. Mỗi tuần nấu khoảng 2-3 bữa sẽ giúp các thành viên trong gia đình đều nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng do loại dược liệu này mang lại. Những món ăn này thích hợp sử dụng cho những gia đình có cả người già, trẻ nhỏ (trên 12 tuổi), người bệnh mới ốm dậy,…

    • Uống chế phẩm dạng nước

    Cách dùng đông trùng hạ thảo dạng nước thích hợp cho những người bận rộn, không có thời gian chế biến, bạn chỉ uống mỗi ngày 1-2 chai vào lúc sáng sớm và đầu giờ chiều để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên bạn không nên dùng thường xuyên mà nên uống cách ngày để có thể có thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng.

    • Pha trà

    Bạn dùng 5g đông trùng hạ thảo, 3g nhân sâm, đem ngâm với nước sôi trong vòng 10 phút rồi sử dụng như một loại trà thông thường. Mỗi ngày pha một ấm trà thưởng thức sẽ giúp cải thiện chức năng sinh lý đáng kể. Cách làm này rất thích hợp cho người trung niên và người cao tuổi để bồi bổ cơ thể.

    • Uống chế phẩm dạng viên

    Cũng giống như chế phẩm dạng nước, cách dùng đông trùng hạ thảo dạng viên rất đơn giản, bạn chỉ cần uống trực tiếp với nước là được. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống từ 1-2 viên/ngày vào trước hoặc sau khi ăn để giúp bồi bổ thể trạng

    • Sử dụng trong Nuôi trồng thuỷ hải sản

    Ngoài sử dụng cho người thì ĐTHT còn được biết đến có thể sử dụng chúng trong nuôi thuỷ hải sản, thức ăn cho tôm bố mẹ, bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết.

    Theo: Cty TNHH SX GTS CNC Nam Mỹ Quảng Nam

    Tin liên quan
    BỆNH ĐEN MANG TRÊN TÔM

    BỆNH ĐEN MANG TRÊN TÔM

    Ngày 04/02/2021
    Nguyên nhân: Trong ao nuôi tôm, nền đáy dơ bẩn, nhiều khí độc, nhiều chất hữu cơ tích tụ là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên bệnh đen mang. Tôm thả mật độ cao sống trong nước nuôi nhiều khí độc, đáy ao dơ trở nên suy yếu và dễ bị các tác nhân sinh hóa có hại xâm nhiễm trên mang gây bệnh đen mang. Các tác nhân sinh hóa này bao gồm:
    Những điều chưa biết về nhóm vi khuẩn Vibrio

    Những điều chưa biết về nhóm vi khuẩn Vibrio

    Ngày 23/02/2021
    Nuôi tôm thẻ chân trắng là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Đây cũng là một trong những loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất, do chúng có hàm lượng protein cao và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong thập kỷ vừa qua, do nhu cầu cao nên tốc độ của ngành sản xuất này phát triển một cách nhanh chóng. Và việc nuôi tôm thâm canh với mật độ quá cao đã làm tôm dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, dẫn tới mức độ tử vong cao.
    TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN BỆNH TÔM TẠI AO

    TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN BỆNH TÔM TẠI AO

    Ngày 04/02/2021
    Kinh nghiệm chuẩn đoán bênh tại ao tôm, hữu ích cho người nuôi Quan sát dấu hiệu bất thường Mỗi buổi sáng và chiều, người nuôi tôm nên đi vòng quanh ao (hoặc ít nhất một bờ dài nhất của ao) quan sát các dấu hiệu như: tôm thiếu oxy, dấu hiệu thiếu oxy trong nước, thức ăn dư thừa, tôm chết hoặc lờ đờ, chim cò bay lượn trên mặt ao, tảo tàn,… Các dấu hiệu quan sát được cung cấp thông tin quan trọng về hiện trạng sức khỏe của tôm cũng như môi trường ao nuôi. Nhìn thấy tôm chết: trong mọi trường hợp, nhìn thấy tôm chết điều cho thấy tình trạng ao nuôi đang xấu, sức khỏe tôm rất tệ. tôm bơi trên mặt nước vào ban ngày: tôm đang sốc, có thể do oxy hòa tan thấp hoặc nhiệt độ cao hoặc bệnh.
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ngày 28/01/2021
    Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe, chuyển hóa chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch của động vật nuôi. Sau khi động vật được sinh ra, hệ vi sinh vật đường ruột của chúng dần dần được tập hợp lại. Sự tập hợp hệ vi sinh vật trong giai đoạn đầu đời có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe vật chủ. Và có nhiều quan tâm đến mối quan hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sự tăng trưởng hoặc sức khỏe của động vật thủy sản.
    Diatomite cải thiện tôm nuôi trong hệ thống biofloc nước lợ

    Diatomite cải thiện tôm nuôi trong hệ thống biofloc nước lợ

    Ngày 29/01/2021
    Sự phát triển của các hệ thống biofloc tập trung vào việc duy trì sự cân bằng thích hợp của tỷ lệ cacbon/nitơ (C: N) trong nước như một điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của các cộng đồng vi khuẩn dị dưỡng. Tuy nhiên, vi tảo là nhóm lớn thứ hai phát triển trong các hệ thống nuôi này, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng nước và cũng là một nguồn dinh dưỡng. Với hệ thống biofloc tự dưỡng (do vi tảo chiếm ưu thế) chứa mức lipid cao hơn so với hệ thống dị dưỡng (do vi khuẩn chi phối), có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của sinh vật nuôi
    Dấu hiệu nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh

    Dấu hiệu nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh

    Ngày 10/09/2021
    Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh qua quan sát bên ngoài Tôm khỏe: Màu sắc cơ thể Thường có màu xanh lá cây. Màu sắc của mang tôm: Mang tôm khỏe thường rất sạch, có màu xanh đậm...
    Chìa khóa lựa chọn nguồn tôm giống

    Chìa khóa lựa chọn nguồn tôm giống

    Ngày 06/09/2021
    Tôm giống là yếu tố quan trọng để có vụ nuôi thành công. Trong nuôi tôm, con giống đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi chất lượng con giống là một trong những điều kiện để nuôi tôm thành công. Dưới đây là một số khuyến cáo giúp người nuôi có thêm cơ sở để lựa chọn tôm giống....
    Hiệu quả tích cực từ nuôi tôm hai giai đoạn

    Hiệu quả tích cực từ nuôi tôm hai giai đoạn

    Ngày 04/09/2021
    Theo Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nuôi tôm hai giai đoạn có nhiều ưu điểm như: nuôi được mật độ cao, cỡ tôm lớn, năng suất cao, bình quân 40 - 60 tấn/ha; nuôi được nhiều vụ trong năm do rút ngắn thời gian cải tạo, hạn chế dịch bệnh do nuôi quy trình khép kín, hạn chế tối đa việc xả thải ra môi trường, do có hệ thống thu gom chất thải đưa vào túi biogas làm khí đốt…
    Xử lý nhớt bạt cho ao nuôi tôm thâm canh

    Xử lý nhớt bạt cho ao nuôi tôm thâm canh

    Ngày 22/01/2021
    Với ưu điểm rút ngắn thời gian cải tạo, kiểm soát sự thất thoát nước, dễ dàng quản lý và mật độ nuôi cao mà việc lót bạt ao nuôi tôm ngày càng phổ biến. Tuy nhiên người nuôi khi lót bạt ao nuôi lại gặp khó khăn trong vấn đề nhớt bạt. Vậy nhớt bạt là gì và phương pháp xử lý ra sao? Nhớt bạt và nguyên nhân Nhớt bạt là lớp màng nhầy trên bạt ao nuôi tôm do đạm trong thức ăn hòa tan, xác tảo tàn, chất hữu cơ, nhớt tôm lột, các loại dinh dưỡng, thuốc… có trong nước gây nên. Nhớt bạt làm vi khuẩn, nấm (nấm đồng tiền) và rong tảo phát triển. Khi tôm ăn hoặc tiếp xúc sẽ dễ bị bệnh đường ruột và làm lượng vi khuẩn trong nước ao gia tăng nhanh chóng.
    TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA THỰC VẬT PHÙ DU TRONG NUÔI TÔM THÂM CANH

    TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA THỰC VẬT PHÙ DU TRONG NUÔI TÔM THÂM CANH

    Ngày 28/01/2021
    Thực vật phù du là các thực vật có kích thước rất nhỏ trôi nổi trong nước. Là yếu tố sinh học cơ bản của hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản, thực vật phù du đóng một vai trò không thể thay thế trong dòng năng lượng và chu trình dinh dưỡng. Trong tự nhiên, hầu hết các động vật thủy sản sử dụng thức ăn tự nhiên bao gồm cả động vật và thực vật hiện diện trong môi trường sống và nguồn thức ăn ban đầu cho động vật thủy sản giai đoạn ấu trùng là thực vật phù du. 
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666