công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Kiểm soát quần thể vi khuẩn gây bệnh trên tôm bằng probiotics

Mục lục
    Bài báo này được điều chỉnh và tóm tắt từ nghiên cứu Restrepo và cộng sự năm 2021, mô tả đặc điểm cộng đồng vi sinh vật của những con tôm sử dụng chế phẩm sinh học Vibrio diabolicus ILI sau khi thử nghiệm thử thách với mầm bệnh hoại tử gan tụy (AHPND)....

    Kiểm soát quần thể vi khuẩn gây bệnh trên tôm bằng probiotics

    nuôi tôm thẻ
    Chế phẩm sinh học để giảm quần thể vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi. Ảnh: Tepbac.

     

    Bài báo này được điều chỉnh và tóm tắt từ nghiên cứu Restrepo và cộng sự năm 2021, mô tả đặc điểm cộng đồng vi sinh vật của những con tôm sử dụng chế phẩm sinh học Vibrio diabolicus ILI sau khi thử nghiệm thử thách với mầm bệnh hoại tử gan tụy (AHPND).

    Một trong những mầm bệnh gây thiệt hại kinh tế đáng kể đến nuôi tôm là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Tác nhân gây bệnh này là vi khuẩn Vibrio chứa plasmid pV-AHPND. Bệnh AHPND làm cho tế bào gan tụy bị tổn thương nghiêm trọng từ đó dẫn đến tôm chết hàng loạt. 

    Mức độ nghiêm trọng của AHPND và hạn chế của kháng sinh buộc các nhà nghiên cứu phát triển những giải pháp thay thế, chẳng hạn như áp dụng chế phẩm sinh học. Để đánh giá tiềm năng sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế các tác động có hại của vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy, Restrepo và cộng sự năm 2021 đã đánh giá ảnh hưởng của chủng ILI (Vibrio diabolicus) và đánh giá tác động của chúng với tôm sau khi thử thách với vi khuẩn gây bệnh V. parahaemolyticus.

    Tác dụng của probiotics trong nuôi trồng thủy sản

    Probiotics là những vi sinh vật mang lại tác dụng có lợi cho vật chủ của chúng, bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh thông qua tác động đối kháng hoặc kích thích hệ thống miễn dịch của vật chủ. Việc sử dụng probiotics là giải pháp hứa hẹn thay thế cho thuốc kháng sinh và là cách để điều trị và ngăn ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi. 

    Việc lựa chọn chế phẩm sinh học có thể gây tranh cãi trong một số trường hợp, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản nơi một số chi vi khuẩn được sử dụng làm chế phẩm sinh học có liên quan chặt chẽ về mặt phát sinh loài (một nhóm sinh vật có tổ tiên chung) với các vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ, trong các trại sản xuất tôm giống ở Ecuador, các chủng vi khuẩn có ích thuộc loài vi khuẩn Vibrio alginolyticus và các chủng gây bệnh AHPND là loài Vibrio parahaemolyticus thuộc cùng một nhánh phát sinh loài. Đặc biệt, một chủng trước đây được gọi là chủng V. alginolyticus ILI (trong nghiên cứu này phân loại chúng thành Vibrio diabolicus) đã được phân lập từ ấu trùng tôm khỏe mạnh và được chứng minh là một probiotic hiệu quả.

    Nghiên cứu Restrepo và cộng sự năm 2021 đã sử dụng chủng lợi khuẩn ILI (Vibrio diabolicus) được biết đến là một loại lợi khuẩn. Chủng này ban đầu được phân lập từ nước của trại sản xuất ấu trùng tôm khỏe mạnh.

    Cây phân loài Vibrio diabolicus ILI
    Cây phân loài Vibrio diabolicus ILI. Cây gồm 10 chủng Vibrio diabolicus, 20 chủng Vibrio alginolyticus, 2 chủng Vibrio antiquarius, và 2 chủng Vibrio parahaemolyticus là nhóm ngoài.

    Dùng chủng lợi khuẩn ILI (Vibrio diabolicus) trong nuôi tôm

    Sau khi cho tôm thẻ chân trắng ăn chế độ ăn có bổ sung probiotic (Vibrio diabolicus ILI), tỉ lệ sống của tôm trước thách thức với chủng V. parahaemolyticus BA94C2 và những thay đổi của cấu trúc cộng đồng vi sinh vật trên dạ dày tôm và gan tụy cũng được đánh giá. 

    Các cơ quan liên quan đến miễn dịch - tế bào máu, gan tụy và mang - rất quan trọng trong phản ứng với bệnh hoại tử gan tụy AHPND. Và sự xâm chiếm của dạ dày là bước khởi đầu của quá trình lây nhiễm vi khuẩn Vibiro gây ra bệnh AHPND.

    hệ vi sinh của tôm
    Phân tích đa đạng của hệ vi sinh vật từ mẫu gan tụy và dạ dày.

    A) Phân tích thành phần chính cho thấy không có sự phân nhóm rõ ràng giữa 4 phương pháp thí nghiệm khác nhau đối với các mẫu gan tụy.

    B) Biểu đồ PCoA cho thấy một sự phân nhóm rõ ràng của hệ vi sinh vật trong dạ dày của những tôm bị nhiễm bệnh so với tôm khỏe mạnh. Khi sử dụng lợi khuẩn ILI hệ vi sinh vật tôm tương đồng với tôm khỏe mạnh.

    Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là một giải pháp thay thế thiết thực để tăng cường sức khỏe vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các chế phẩm sinh học vi khuẩn như ILI có thể điều chỉnh hệ vi sinh vật chủ và có thể đóng góp như một chất kích thích cho một số loài có tiềm năng lợi khuẩn bằng cách ức chế sự xâm chiếm đường tiêu hóa của mầm bệnh. Sự thay đổi hệ vi sinh vật được tạo ra bởi một chế phẩm sinh học thành công có thể kiểm soát quần thể gây bệnh trong đường tiêu hóa của tôm và kích thích sự sống sót trong nuôi trồng thủy sản.

    Chủng V. diabolicus ILI là một chủng vi khuẩn được phân lập từ môi trường trong nuôi tôm ấu trùng đã cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại nhiều chủng gây bệnh của các loài Vibrio khác. Nghiên cứu này cho thấy việc bổ sung ILI cho tôm thẻ chân trắng giúp duy trì một cộng đồng vi sinh vật khỏe mạnh trong đường tiêu hóa của tôm sau khi bị thách thức với vi khuẩn gây bệnh AHPND.

    Phát hiện này cho thấy chủng ILI có thể được sử dụng như một chế phẩm sinh học để giảm quần thể vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy AHPND trên tôm, tăng khả năng sống sót và khả năng chống lại mầm bệnh quan trọng này trong nuôi tôm, mà không có nguy cơ trở thành sinh vật gây bệnh.

    Reference: Restrepo, L., Domínguez-Borbor, C., Bajaña, L. et al. Microbial community characterization of shrimp survivors to AHPND challenge test treated with an effective shrimp probiotic (Vibrio diabolicus). Microbiome 9, 88 (2021). https://doi.org/10.1186/s40168-021-01043-8

    Tin liên quan
    Điều gì sẽ xảy ra khi pH trong ao tôm quá cao hoặc quá thấp?

    Điều gì sẽ xảy ra khi pH trong ao tôm quá cao hoặc quá thấp?

    Ngày 23/02/2021
    Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản quan trọng nhất là ở các nước ven biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng cao, chất lượng nước ngày càng suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của tôm. Khí độc NH3, thiếu oxy và độ mặn thấp sẽ gây stress, tổn thương gan tụy và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thẩm thấu của tôm.
    BỆNH TRÊN TÔM VÀ NGOẠI KÝ SINH

    BỆNH TRÊN TÔM VÀ NGOẠI KÝ SINH

    Ngày 04/02/2021
    Ảnh hưởng của ngoại sinh vật bám trên tôm Các ngoại sinh vật kí sinh trên tôm thường xuất hiện nhiều trong ao nuôi mật độ cao hoặc nước dơ, nhiều chất hữu cơ lơ lững. Chúng ăn vi khuẩn, tảo đơn bào và protozoa nhỏ hơn. Hầu hết sinh vật kí sinh trên mang hoặc bề mặt là những sinh vật sống tự do, không thực kí sinh, chúng xem tôm như giá thể. Ngoại sinh vật bám không gây hại trực tiếp cho tôm. Chúng gây ra các tác hại gián tiếp do:
    Một số công nghệ trong cho ăn và theo dõi hành vi ăn của tôm

    Một số công nghệ trong cho ăn và theo dõi hành vi ăn của tôm

    Ngày 03/11/2021
    Máy cho ăn phản hồi âm thanh Máy cho ăn hẹn giờ đã được ngành công nghiệp nuôi tôm sử dụng trong hơn một thập kỷ nhưng gần đây công nghệ cho ăn phản hồi âm thanh đã được phát triển và cung cấp trên thị trường. Đây là một loại hệ thống cho ăn theo yêu cầu, tích hợp hoạt động của tôm ghi âm trực tiếp làm yếu tố để xác định thời điểm cho tôm ăn...
    HỘI CHỨNG CHẾT SỚM EMS/AHPND

    HỘI CHỨNG CHẾT SỚM EMS/AHPND

    Ngày 03/02/2021
    Tác nhân Ngộ độc độc tố vi khuẩn hoặc tảo do: i. Tôm giống nhiễm các vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus có nhiễm phage (Lighner) (Chalor Limsuwan). Vi khuẩn sinh ra độc tố liên kết với mô gan tụy làm hư hoại cơ quan này.
    BỆNH HOẠI TỬ TRÊN TÔM

    BỆNH HOẠI TỬ TRÊN TÔM

    Ngày 04/02/2021
    Nguyên nhân Do virut: Gồm 2 chủng virus là IMNV thuộc họ Totiviridae (Infectious myonecrosis virus) gây đục cơ trên tôm thẻ gặp ở Brazil và chủng PvNV thuộc họ nodavirus (Penaeus vannamei nodavirus) gặp ở Belize. Bệnh do virus gây ra sẽ lây truyền theo chiều ngang (tôm khỏe sang tôm bệnh thông quan môi trường nước hoặc tôm khỏe ăn tôm bệnh) và dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm giống). Khi môi trường biến động, IMNV có thể gây chết từ 40 – 70% tôm thẻ nhiễm bệnh trong khi PvNV không gây chết cho tôm. Bệnh do IMNV thành dịch chủ yếu xảy ra trên tôm thẻ chân trắng P. vannamei (trong tất cả độ mặn). Có gây nhiễm thí nghiệm trên tôm xanh P. stylirostris và tôm sú P. monodon nhưng bệnh không gây chết.
    HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG

    HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG

    Ngày 04/02/2021
    Hội chứng phân trắng một bệnh phổ biến và ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi 1. nguyên nhân gây bệnh: (i) Do song bào trùng gregarin (thường gặp ở tôm gồm Ematopsis, Cephalolobus, Paraophioidina sp.)....
    Bổ sung thêm khoáng cho tôm sao hiệu quả

    Bổ sung thêm khoáng cho tôm sao hiệu quả

    Ngày 25/09/2021
    Bổ sung khoáng chất cho tôm nuôi đúng cách sẽ quyết định đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt trong những thời điểm tôm cần bổ sung để lột xác....
    Biện pháp duy trì màu nước ao tôm bền vững

    Biện pháp duy trì màu nước ao tôm bền vững

    Ngày 25/09/2021
    Có cách nào duy trì được màu nước cho ao nuôi tôm thẻ bền vững, an toàn không?
    Chăm sóc tôm giai đoạn lột xác và các yếu tố ảnh hưởng

    Chăm sóc tôm giai đoạn lột xác và các yếu tố ảnh hưởng

    Ngày 01/09/2021
    Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn được hình thành bên dưới lớp cũ; đây được gọi là quá trình lột xác hoặc lột lớp biểu bì bên ngoài. Dựa trên những thay đổi về hình thái, sinh lý và biểu bì, Drach (1939) đã chia chu kỳ lột xác thành bốn giai đoạn cơ bản được xác định là: postmolt (sau khi lột xác), intermolt (giữa các lần lột xác), premolt (trước khi lột xác) và molt (lột xác)....
    Thuốc thủy sản chống cong thân, đục cơ ở tôm hiệu quả nhất

    Thuốc thủy sản chống cong thân, đục cơ ở tôm hiệu quả nhất

    Ngày 26/08/2021
    Cung cấp khoáng cho ao nuôi. Giúp ổn định kiềm và pH trong ao nuôi. Giúp tôm lột xác đúng chu kỳ, đồng đều và nhanh tạo vỏ. Giảm sốc, cải thiện tỷ lệ sống, chống cong thân, đục cơ ở tôm
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666