công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Nuôi tôm trong bể nổi mang hiệu quả kinh tế cao

Mục lục
    Xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn với hơn 170ha, trong đó có 85ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ông Mai Văn Bình ở thôn 3, xã Đồng Trạch là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi. Bắt đầu với nghề nuôi tôm từ cách đây hơn 20 năm, tuy nhiên quá trình nuôi theo phương thức truyền thống ở ao đất thường chịu nhiều tác động của thời tiết cũng như môi trường dẫn đến tôm hay bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao và khá bấp bênh. Sau khi đi tìm hiểu, học tập ở một số tỉnh phía Bắc về cách nuôi tôm trong bể nổi, cuối năm 2019, ông đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống bể nổi với diện tích 500m2.

    Nuôi tôm trong bể nổi mang hiệu quả kinh tế cao

    Nuôi tôm trong bể nổi.

    Nuôi tôm trong bể nổi thuận lợi trong việc chăm sóc và chủ động kiểm soát các yếu tố môi trường nuôi.

    Xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn với hơn 170ha, trong đó có 85ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

    Ông Mai Văn Bình ở thôn 3, xã Đồng Trạch là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi. Bắt đầu với nghề nuôi tôm từ cách đây hơn 20 năm, tuy nhiên quá trình nuôi theo phương thức truyền thống ở ao đất thường chịu nhiều tác động của thời tiết cũng như môi trường dẫn đến tôm hay bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao và khá bấp bênh.

    Sau khi đi tìm hiểu, học tập ở một số tỉnh phía Bắc về cách nuôi tôm trong bể nổi, cuối năm 2019, ông đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống bể nổi với diện tích 500m2.

    Ông Bình chia sẻ: “Đến nay, tôi đã nuôi thắng lợi 3 vụ tôm trong bể nổi này. Mỗi vụ, tôi thả nuôi 12 vạn con tôm thẻ chân trắng, sau 3 tháng thả nuôi đến khi thu hoạch tôm đạt trọng lượng trung bình 40 con/kg. Với giá bán từ 220.000-250.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi 350-400 triệu đồng mỗi vụ. Nếu so với nuôi tôm theo phương thức truyền thống thì nuôi tôm trong bể nổi mang lại lợi nhuận cao hơn gấp 3-4 lần”.

    Hiện nay, trên địa bàn xã Đồng Trạch có 6 hộ dân triển khai mô hình nuôi tôm trong bể nổi với tổng diện tích hơn 2.500m2. Mỗi hệ thống bể nổi gồm: Bể ươm để ươm gieo con giống trong 20 ngày đầu nhằm giúp tôm thích nghi với môi trường, sau đó tôm sẽ được chuyển xuống bể chính để bắt đầu nuôi. Bể nổi được xây dựng hẳn trên mặt đất với chiều cao từ 1,3m-1,5m, được xây bằng gạch block, phủ bạt bên trong và bên trên có mái che. Ngoài ra, còn có hệ thống quạt oxy đáy, máy bơm, đường ống và hệ thống lọc nước. 

    Nhờ được thiết kế đồng bộ nên việc nuôi tôm trong bể nổi sẽ giúp người nuôi thuận lợi trong việc chăm sóc và chủ động kiểm soát các yếu tố môi trường nuôi. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, người dân sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giúp tôm phát triển tốt, nhờ vậy, tôm nuôi trong bể nổi được đánh giá là tôm “sạch” và được thị trường rất ưa chuộng.

    Theo các hộ dân đã nuôi tôm trong bể nổi chia sẻ, tôm nuôi trong bể nổi luôn đạt tỷ lệ sống trên 95%. Ông Trương Văn Tú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Trạch cho biết: “Từ những tín hiệu tích cực mà mô hình nuôi tôm trong bể nổi mang lại, thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng mô hình này. Đồng thời, Hội cũng sẽ tranh thủ các nguồn vốn, đặc biệt từ Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp để tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu vay vốn đầu tư xây dựng các bể nổi nuôi tôm”. 

    Những hiệu quả mà mô hình nuôi tôm trong bể nổi mang lại đang mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản ở xã Đồng Trạch nói riêng và huyện Bố Trạch nói chung. Qua đó, giúp người dân có điều kiện được tiếp cận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nền nông nghiệp địa phương theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.

    Tiến Thành

    Đài TT-TH Bố Trạch

    Tin liên quan
    BỆNH ĐEN MANG TRÊN TÔM

    BỆNH ĐEN MANG TRÊN TÔM

    Ngày 04/02/2021
    Nguyên nhân: Trong ao nuôi tôm, nền đáy dơ bẩn, nhiều khí độc, nhiều chất hữu cơ tích tụ là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên bệnh đen mang. Tôm thả mật độ cao sống trong nước nuôi nhiều khí độc, đáy ao dơ trở nên suy yếu và dễ bị các tác nhân sinh hóa có hại xâm nhiễm trên mang gây bệnh đen mang. Các tác nhân sinh hóa này bao gồm:
    Những điều chưa biết về nhóm vi khuẩn Vibrio

    Những điều chưa biết về nhóm vi khuẩn Vibrio

    Ngày 23/02/2021
    Nuôi tôm thẻ chân trắng là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Đây cũng là một trong những loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất, do chúng có hàm lượng protein cao và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong thập kỷ vừa qua, do nhu cầu cao nên tốc độ của ngành sản xuất này phát triển một cách nhanh chóng. Và việc nuôi tôm thâm canh với mật độ quá cao đã làm tôm dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, dẫn tới mức độ tử vong cao.
    TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN BỆNH TÔM TẠI AO

    TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN BỆNH TÔM TẠI AO

    Ngày 04/02/2021
    Kinh nghiệm chuẩn đoán bênh tại ao tôm, hữu ích cho người nuôi Quan sát dấu hiệu bất thường Mỗi buổi sáng và chiều, người nuôi tôm nên đi vòng quanh ao (hoặc ít nhất một bờ dài nhất của ao) quan sát các dấu hiệu như: tôm thiếu oxy, dấu hiệu thiếu oxy trong nước, thức ăn dư thừa, tôm chết hoặc lờ đờ, chim cò bay lượn trên mặt ao, tảo tàn,… Các dấu hiệu quan sát được cung cấp thông tin quan trọng về hiện trạng sức khỏe của tôm cũng như môi trường ao nuôi. Nhìn thấy tôm chết: trong mọi trường hợp, nhìn thấy tôm chết điều cho thấy tình trạng ao nuôi đang xấu, sức khỏe tôm rất tệ. tôm bơi trên mặt nước vào ban ngày: tôm đang sốc, có thể do oxy hòa tan thấp hoặc nhiệt độ cao hoặc bệnh.
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ngày 28/01/2021
    Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe, chuyển hóa chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch của động vật nuôi. Sau khi động vật được sinh ra, hệ vi sinh vật đường ruột của chúng dần dần được tập hợp lại. Sự tập hợp hệ vi sinh vật trong giai đoạn đầu đời có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe vật chủ. Và có nhiều quan tâm đến mối quan hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sự tăng trưởng hoặc sức khỏe của động vật thủy sản.
    Diatomite cải thiện tôm nuôi trong hệ thống biofloc nước lợ

    Diatomite cải thiện tôm nuôi trong hệ thống biofloc nước lợ

    Ngày 29/01/2021
    Sự phát triển của các hệ thống biofloc tập trung vào việc duy trì sự cân bằng thích hợp của tỷ lệ cacbon/nitơ (C: N) trong nước như một điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của các cộng đồng vi khuẩn dị dưỡng. Tuy nhiên, vi tảo là nhóm lớn thứ hai phát triển trong các hệ thống nuôi này, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng nước và cũng là một nguồn dinh dưỡng. Với hệ thống biofloc tự dưỡng (do vi tảo chiếm ưu thế) chứa mức lipid cao hơn so với hệ thống dị dưỡng (do vi khuẩn chi phối), có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của sinh vật nuôi
    Dấu hiệu nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh

    Dấu hiệu nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh

    Ngày 10/09/2021
    Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh qua quan sát bên ngoài Tôm khỏe: Màu sắc cơ thể Thường có màu xanh lá cây. Màu sắc của mang tôm: Mang tôm khỏe thường rất sạch, có màu xanh đậm...
    Chìa khóa lựa chọn nguồn tôm giống

    Chìa khóa lựa chọn nguồn tôm giống

    Ngày 06/09/2021
    Tôm giống là yếu tố quan trọng để có vụ nuôi thành công. Trong nuôi tôm, con giống đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi chất lượng con giống là một trong những điều kiện để nuôi tôm thành công. Dưới đây là một số khuyến cáo giúp người nuôi có thêm cơ sở để lựa chọn tôm giống....
    Hiệu quả tích cực từ nuôi tôm hai giai đoạn

    Hiệu quả tích cực từ nuôi tôm hai giai đoạn

    Ngày 04/09/2021
    Theo Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nuôi tôm hai giai đoạn có nhiều ưu điểm như: nuôi được mật độ cao, cỡ tôm lớn, năng suất cao, bình quân 40 - 60 tấn/ha; nuôi được nhiều vụ trong năm do rút ngắn thời gian cải tạo, hạn chế dịch bệnh do nuôi quy trình khép kín, hạn chế tối đa việc xả thải ra môi trường, do có hệ thống thu gom chất thải đưa vào túi biogas làm khí đốt…
    Xử lý nhớt bạt cho ao nuôi tôm thâm canh

    Xử lý nhớt bạt cho ao nuôi tôm thâm canh

    Ngày 22/01/2021
    Với ưu điểm rút ngắn thời gian cải tạo, kiểm soát sự thất thoát nước, dễ dàng quản lý và mật độ nuôi cao mà việc lót bạt ao nuôi tôm ngày càng phổ biến. Tuy nhiên người nuôi khi lót bạt ao nuôi lại gặp khó khăn trong vấn đề nhớt bạt. Vậy nhớt bạt là gì và phương pháp xử lý ra sao? Nhớt bạt và nguyên nhân Nhớt bạt là lớp màng nhầy trên bạt ao nuôi tôm do đạm trong thức ăn hòa tan, xác tảo tàn, chất hữu cơ, nhớt tôm lột, các loại dinh dưỡng, thuốc… có trong nước gây nên. Nhớt bạt làm vi khuẩn, nấm (nấm đồng tiền) và rong tảo phát triển. Khi tôm ăn hoặc tiếp xúc sẽ dễ bị bệnh đường ruột và làm lượng vi khuẩn trong nước ao gia tăng nhanh chóng.
    TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA THỰC VẬT PHÙ DU TRONG NUÔI TÔM THÂM CANH

    TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA THỰC VẬT PHÙ DU TRONG NUÔI TÔM THÂM CANH

    Ngày 28/01/2021
    Thực vật phù du là các thực vật có kích thước rất nhỏ trôi nổi trong nước. Là yếu tố sinh học cơ bản của hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản, thực vật phù du đóng một vai trò không thể thay thế trong dòng năng lượng và chu trình dinh dưỡng. Trong tự nhiên, hầu hết các động vật thủy sản sử dụng thức ăn tự nhiên bao gồm cả động vật và thực vật hiện diện trong môi trường sống và nguồn thức ăn ban đầu cho động vật thủy sản giai đoạn ấu trùng là thực vật phù du. 
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666