công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Cà Mau: Thị trường xuất khẩu rộng mở nhưng Covid-19 đang “cầm chân” doanh nghiệp

Mục lục
    Do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua có nhiều biến động. Giá tôm sú loại 30 con/kg vào tháng 7 giảm còn 160 ngàn đồng/kg; hiện đã tăng lên mức 180 ngàn đồng/kg nhưng vẫn thấp hơn khoảng 10% so với cùng kỳ. Còn giá tôm thẻ chân trắng lên xuống rất thất thường....

    Cà Mau: Thị trường xuất khẩu rộng mở nhưng Covid-19 đang “cầm chân” doanh nghiệp

    Kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau 9 tháng của năm nay tăng khoảng 14 %. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng dịch Covid-19, chi phí sản xuất, vận chuyển tăng mạnh, thiếu lao động, thiếu nguyên liệu,... đang là những khó khăn rất cơ bản của các doanh nghiệp hiện nay.

    Covid-19 “cầm chân” con tôm

    Do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua có nhiều biến động. Giá tôm sú loại 30 con/kg vào tháng 7 giảm còn 160 ngàn đồng/kg; hiện đã tăng lên mức 180 ngàn đồng/kg nhưng vẫn thấp hơn khoảng 10% so với cùng kỳ. Còn giá tôm thẻ chân trắng lên xuống rất thất thường.

    Vào thời điểm cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 vừa qua, giá tôm thẻ loại 100 con/kg giá chưa tới 70.000 đồng/kg; so với thời điểm tháng 6, giảm khoảng 30%. Khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng, giá tôm thẻ cũng tăng trở lại, tuy nhiên, hiện cũng chỉ ở mức trên 80 ngàn đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

    Ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc HTX thủy sản Hòa Hiệp (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, Cà Mau) cho biết, người đi thu mua tôm phải test Covid-19 nên phải cộng thêm phí. Hiện tại, việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt, giá tôm rẻ hơn nhiều so với thời điểm tháng trước. Theo đó loại 100 con/kg rẻ hơn 20.000 đồng, loại 20 – 30 con/1kg rẻ hơn khoảng 10.000/kg.

    Cũng chính vì giá tôm thất thường và tình hình dịch bệnh phức tạp thời gian qua mà nhiều người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau lựa chọn phương án "treo ao". Điển hình như tại HTX Hòa Hiệp, các xã viên chỉ đang nuôi khoảng 20ha/tổng số 58 ha diện tích. Cũng chính điều này được cho là gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau.

    Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Cường (xã Tắc Vân, TP Cà Mau) là một trong những đơn vị đang thiếu tôm nguyên liệu để chế biến. Hiện công suất của công ty chỉ đạt khoảng 30% nhu cầu đơn đặt hàng. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chi phí sản xuất của công ty đã tăng khoảng 3 lần; chi phí logistics xuất khẩu hàng qua châu Âu tăng tới 7 lần và doanh nghiệp phải tốn gần 300 triệu đồng/container. Hiện công ty cũng đang thiếu công nhân.

    Xuất khẩu tăng nhưng khó tạo đột phá

    Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Minh Cường cho biết, thị trường xuất khẩu dư địa còn nhiều, sản xuất bao nhiêu cũng tiêu thụ được, nhưng dịch Covid-19 đang là rào cản lớn.  

    Khó khăn là vậy nhưng giá trị xuất khẩu tôm của Công ty Minh Cường không giảm so với cùng kỳ vì ngoài thuận lợi của thị trường, còn nhờ giá tôm xuất khẩu tăng. Tính đến tháng 9, sản lượng tôm chế biến của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau ước đạt khoảng 128.000 tấn, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn giá trị xuất khẩu đạt khoảng 740 triệu USD, bằng 71% kế hoạch, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ.

    Ông Dương Vũ Nam, Phó Giám đốc Sở Công thương Cà Mau thông tin, xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng khá cao, khoảng 20%. Tháng 8 – 9 kim gạch giảm nhưng lũy kế tính ra vẫn tốt hơn năm ngoái. Các doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận thì bị giảm. Tình hình vận chuyển, chi phí logistics tăng nhiều. Về công tác phòng chống dịch, doanh nghiệp phải thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” thì không thể sử dụng hết được lực lượng lao động, chủ yếu hoạt động 30 – 50% công suất.

    Thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Cà Mau như: EU; Mỹ, Nhật,... đã triển khai tiêm vắc xin diện rộng, trở lại với các hoạt động bình thường đang kích thích thị trường mạnh mẽ. Những lợi thế từ các hiệp định thương mại nước ta tham gia như: CPTPP, EVFTA,… đang được doanh nghiệp tận dụng để có lợi thế. Tuy nhiên, những khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 vẫn đang là rào cản để xuất khẩu tôm đột phá./.

    Nguồn: Theo VOV

    Link:https://vov.vn/kinh-te/ca-mau-thi-truong-xuat-khau-rong-mo-nhung-covid-19-dang-cam-chan-doanh-nghiep-894758.vov

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666