công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Chống stress sốc nhiệt cho tôm bằng pectin từ vỏ quả cacao

Mục lục
    Pectin từ vỏ quả cacao có tác dụng chống lại nhiễm V. Alginolyticus, stress sốc nhiệt, kích thích miễn dịch hiệu quả cho tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng, một trong những loài nuôi thương phẩm quan trọng nhất trên thế giới, phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng do môi trường ao nuôi xấu đi, dịch bệnh do virus và vi khuẩn. Vì vậy, vấn đề duy trì tình trạng sức khỏe và nâng cao khả năng chống stress được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, chất kích thích miễn dịch từ thực vật được biết đến là một cách tiếp cận thân thiện để quản lý dịch bệnh trên tôm.

    Chống stress sốc nhiệt cho tôm bằng pectin từ vỏ quả cacao

    cacao
    Chống sốc nhiệt cho tôm bằng pectin từ vỏ quả cacao

    Pectin từ vỏ quả cacao có tác dụng chống lại nhiễm V. Alginolyticus, stress sốc nhiệt, kích thích miễn dịch hiệu quả cho tôm thẻ chân trắng.

    Tôm thẻ chân trắng, một trong những loài nuôi thương phẩm quan trọng nhất trên thế giới, phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng do môi trường ao nuôi xấu đi, dịch bệnh do virus và vi khuẩn. Vì vậy, vấn đề duy trì tình trạng sức khỏe và nâng cao khả năng chống stress được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, chất kích thích miễn dịch từ thực vật được biết đến là một cách tiếp cận thân thiện để quản lý dịch bệnh trên tôm.

    Theobroma Cacao là một cây trồng kinh tế quan trọng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong quá trình chế biến hạt cacao, các sản phẩm phụ như vỏ quả cacao (CPH) và lớp cơm màu trắng chiếm 2/3 trọng lượng quả bị bỏ đi, có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường, do đó cần phát triển các ứng dụng có lợi của nguồn tài nguyên này. 

    Vỏ quả cacao có carbohydrate (29,04 - 32,3%), protein (4,21 - 10,74%), tổng số chất xơ (36,6 - 56,10%), lipid thô (1,5 - 2,24%) và khoáng chất được sử dụng làm thức ăn cho lợn, gia cầm hoặc cá thay thế cho các nguyên liệu như ngô và cám. Ngoài ra, vỏ quả cacao còn chứa hàm lượng phenolics (TPC) - chất chống oxy hóa hiệu quả cho động vật thủy sản. Trong nghiên cứu này, vỏ quả cacao khô được chiết xuất bằng etanol để thu được 10,6% pectin (pCPH) và sau đó được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của nó đối với khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

    Khả năng chống lại nhiễm V. Alginolyticus cũng như stress sốc nhiệt (hạ nhiệt và tăng nhiệt) của tôm thẻ sau khi bổ sung pCPH bằng phương pháp tiêm

    Các hợp chất hoạt tính sinh học trong phẩm phụ của vỏ cacao chủ yếu là polyphenol do đó vỏ quả cacao có tiềm năng chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn.Vì vậy, trong nghiên cứu này tôm thẻ được bổ sung pCPH ở 6 μg/con cho thấy tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức ở 0-3 μg/con sau 2 ngày thử thách V.alginolyticus, và tăng 20% so với đối chứng. Kết quả này cho thấy pCPH có thể thúc đẩy khả năng kháng bệnh trên tôm.

    Nhiệt độ là một yếu tố môi trường quan trọng cho sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chống lại bệnh tật của tôm. Sau 96 giờ căng thẳng nhiệt độ cao, không thấy sự khác biệt đáng kể nào ở tôm bổ sung pCPH 1,5; 3 và 6 μg/con chuyển từ 280C sang 350C so với nhóm không bổ sung pCPH. Đối với stress hạ nhiệt độ từ 280C đến 140C thì tỷ lệ sống tăng lên đáng kể đạt 73,3%, xảy ra ở mức bổ sung pCPH 6 μg/con vào thời điểm 96 giờ. Điều này cho thấy việc sử dụng  pCPH đã kích thích sự gia tăng và giải phóng các tế bào máu trong mô tạo máu dẫn đến sự gia tăng THC và tăng tỷ lệ sống sót sau khi stress hạ nhiệt.

    Trong nghiên cứu này, hàm lượng phenolic (TPC) trong pCPH được phát hiện ở 36,831 μg GAE/mg cao hơn so với chiết xuất từ vỏ cacao tươi. Điều này cho thấy các hợp chất có hoạt tính sinh học như TPC của pCPH có thể thúc đẩy đáng kể khả năng đề kháng của tôm thẻ chống lại V. alginolyticus và stress hạ nhiệt cao hơn so với khi sử dụng vỏ cacao tươi. 

    Đánh giá các thông số đáp ứng miễn dịch của tôm khi được bổ sung pCPH

    Khi tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào vật lý bên ngoài cơ thể thì tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đáp ứng miễn dịch ở giáp xác. Tế bào máu ở tôm chia làm 3 loại: tế bào không hạt (HCs), tế bào bán hạt (SGCs) và tế bào hạt (GCs). 

    Trong nghiên cứu này, tôm thẻ được bổ sung pCPH làm tăng đáng kể THC (tổng tế bào máu), HCs, SGCs và GCs, và mức độ tăng cao vẫn duy trì trong 7 ngày sau khi tiêm, cao nhất là ở nghiệm thức bổ sung 6 μg/tôm pCPH. Điều này cho thấy các hợp chất tiềm năng trong pCPH kích hoạt sự tổng hợp hoặc giải phóng tế bào máu hiệu quả hơn. Polysaccharid của chiết xuất vỏ quả cacao tươi được xác định là 59,0%, trong nghiên cứu này pCPH là 72,13%. Mức độ polysaccharide trong pCPH cao hơn mức trong chiết xuất vỏ quả cacao tươi có thể là nguyên nhân kéo dài thời gian tăng THC và DHC.

    Khi vi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể bị nhận ra, tế bào máu đóng vai trò hoạt hóa và kéo theo hàng loạt các cơ chế nhằm kiểm soát và loại bỏ tác nhân xâm nhập một cách nhanh chóng. Lúc này tế bào máu sẽ được kích hoạt và phóng thích ra các hợp chất kháng khuẩn như phenoloxidase (PO), superoxide dismutase và reactive oxygen intermediates (ROIs).

    Sự gia tăng đáng kể hoạt động PO của tế bào máu đã được phát hiện ở các nhóm nghiệm thức pCPH trong vòng 3 ngày sau khi tiêm so với đối chứng. Không có sự khác biệt đáng kể về RBs (ROS) ở các nghiệm thức bổ sung pCPH ở 1,5; 3 và 6 μg/tôm trong vòng 3-7 ngày kể từ ngày tiêm nhưng chúng cao hơn đáng kể so với đối chứng. 

    Các polysaccharid có nguồn gốc thực vật, bao gồm pectin có thể trực tiếp kích hoạt chức năng miễn dịch của đại thực bào và thúc đẩy sản xuất cytokine, do đó điều chỉnh hệ thống miễn dịch ở nhiều cấp độ. Sản phẩm phụ từ vỏ cacao là một nguồn dồi dào, rẻ tiền và có thể tái tạo các hợp chất hoạt tính sinh học như pectin, các hợp chất chống oxy hóa và khoáng chất có lợi cho vật nuôi và sức khỏe con người.

    Trong nghiên cứu này, pCPH cũng thúc đẩy các con đường truyền tín hiệu miễn dịch bẩm sinh, kèm theo tăng cường sức đề kháng chống lại stress nhiệt đồng thời tăng cường phản ứng miễn dịch bẩm sinh và khả năng đề kháng của tôm thẻ đối với V. alginolyticus thông qua đường tiêm, có thể thấy rằng pCPH không chỉ là chất kích thích miễn dịch mà còn là chất điều hòa sinh lý. 

    Kết quả của nghiên cứu này thấy rằng việc bổ sung pectin từ vỏ quả cacao (pCPH) với liều 6 μg/con giúp tăng tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng khi bị stress hạ nhiệt hoặc nhiễm khuẩn V. Alginolyticus. Do đó, người ta thấy rằng pCPH đã kích hoạt các phản ứng miễn dịch để tăng cường sức đề kháng chống lại V. Alginolyticus và stress hạ nhiệt.

    nguon:tepbac

    Tin liên quan
    Giải pháp đột phá sản xuất ấu trùng Artemia

    Giải pháp đột phá sản xuất ấu trùng Artemia

    Ngày 25/02/2021
     Kể từ giai đoạn khởi điểm của ngành nuôi tôm, Artemia được công nhận là nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt nhất cho ấu trùng tôm, cá. Thực tế trứng Artemia có thể được sấy khô và được bảo quản trong một thời gian dài tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi. Kể từ đầu những năm 1980, các trại tôm giống đã sử dụng trứng Artemia theo cách tự ấp nở thông thường. Các nhà cung cấp trứng sấy khô đóng lon hoặc trong thùng lớn. Trại giống có nhiệm vụ ấp trứng thành các ấu trùng Instar 1.
    Chiết xuất ớt phòng bệnh trên cá rô phi

    Chiết xuất ớt phòng bệnh trên cá rô phi

    Ngày 18/02/2021
    Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Zambia đã cho thấy tiềm năng của chiết xuất từ ớt trong việc điều trị và bảo vệ cá rô phi trước mầm bệnh do vi khuẩn. Capsaicin trong ớt đỏ  Trên toàn cầu, nhu cầu sử dụng cá nuôi ngày càng tăng do sụt giảm sản lượng thủy sản khai thác. Ngành nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng thâm hụt sản lượng cá và cũng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Nuôi trồng thủy sản mở rộng đã kéo theo sự gia tăng dịch bệnh trong các trang trại nuôi cá. Một số vi khuẩn đã được xác định là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh trên cá rô phi nuôi như Aeromonas hydrophila, Streptococcus agalactiae, Streptococcus iniae và Lactococcus garvieae. Đối với cá rô phi, nhiễm khuẩn Lactococcus garvieae làm tốc độ tăng trưởng giảm và chất lượng cá bị đánh giá thấp do những tổn thương trên da.
    Những điều cần biết trước khi nuôi một bể cá cảnh

    Những điều cần biết trước khi nuôi một bể cá cảnh

    Ngày 18/02/2021
    Người mới nuôi cá cảnh thường gặp những khó khăn với bể cá đầu tiên của họ và gần như bỏ cuộc trước khi bắt đầu. Xem xét các yếu tố cơ bản và lập kế hoạch giúp người mới bắt đầu nuôi cá cảnh tránh được những khó khăn thường gặp. Ngay cả đối với người nuôi có kinh nghiệm, lập kế hoạch cũng là một ý kiến hay.
    Liên hệ chặt chẽ giữa vi sinh vật đường ruột và bệnh xanh thân

    Liên hệ chặt chẽ giữa vi sinh vật đường ruột và bệnh xanh thân

    Ngày 19/02/2021
    Trong những năm gần đây, người nuôi tôm Trung Quốc đã mô tả một hiện tượng ở tôm thẻ chân trắng nuôi mà họ gọi là “bệnh xanh thân” dựa trên các dấu hiệu tổng quát cơ thể tôm có màu xanh (với gan tụy, mang và cơ). Tôm cũng có biểu hiện chậm lớn, giảm hoặc không ăn và gầy yếu. Hiện tượng bất thường này không gây tử vong nhưng là biểu hiện sức khỏe tôm kém.
    Ký sinh trùng Hematodinium trên các loài giáp xác

    Ký sinh trùng Hematodinium trên các loài giáp xác

    Ngày 19/02/2021
    Hematodinium là một loại tảo đơn bào 2 roi sống ký sinh, lây nhiễm trên các loài giáp xác biển trên toàn cầu. Loài này ký sinh chủ yếu trong tế bào máu hemolymph hoặc hemocoel và làm động vật giáp xác chết do các cơ quan chính bị mất chức năng hoặc tổn thương nặng.
    Quy định mới về giao khu vực biển

    Quy định mới về giao khu vực biển

    Ngày 19/02/2021
    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Nghị định trên quy định việc giao các khu vực biển nhất định từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm ra đến hết các vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
    Cá cảnh túm vây, túm đuôi, lắc đuôi và … chết

    Cá cảnh túm vây, túm đuôi, lắc đuôi và … chết

    Ngày 24/02/2021
    Bơi giật giật, lắc đuôi là một hành vi mà cá sử dụng để gãi ngứa, thường liên quan đến nhiễm ký sinh trùng. Vì không có tay chân hoặc móng tay, cá phải sử dụng môi trường để tự gãi ngứa khi bị ký sinh trùng. Đó là khi cá đột ngột lao sang một bên hoặc đáy bể và dẹt ra như một cái bánh để cơ thể cọ xát vào thành hay nền đáy bể.
    CHIẾN BINH NAM MỸ MIỀN TRUNG

    CHIẾN BINH NAM MỸ MIỀN TRUNG

    Ngày 03/02/2021
    Ngày 29/01/2021 tại Đà Nẵng diễn ra cuộc họp cuối năm với Định hướng phát triển cho năm 2021 và lễ Vinh Danh “Nhân Viên Xuất Sắc năm 2020” thuộc Bộ phận KD Tôm giống Nam Mỹ khu vực Miền Trung, với sự góp mặt của Ông Lưu Quang Tuấn Huy - P.TGĐ và Ông Lê Trọng Tuấn - GĐKD Khu vực miền Trung chủ trì cuộc họp thành công tốt đẹp.
    Mô hình Tôm - lúa kết hợp công ty Nam Mỹ

    Mô hình Tôm - lúa kết hợp công ty Nam Mỹ

    Ngày 25/09/2021
    Dù mô hình luân canh tôm – lúa đã xuất hiện từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, do tác động của vấn đề lợi nhuận trong ngắn hạn. Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất mô hình này thể hiện nhiều ưu thế phát triển, phù hợp với xu thế chung, nhất là rủi ro dịch bệnh thấp, tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững....
    XUẤT KHẨU TÔM NĂM 2020 ĐẠT 3,7 TỶ USD , TĂNG 11% SO VỚI NĂM TRƯỚC

    XUẤT KHẨU TÔM NĂM 2020 ĐẠT 3,7 TỶ USD , TĂNG 11% SO VỚI NĂM TRƯỚC

    Ngày 29/01/2021
    Năm 2020, nhờ thành công trong việc kiểm soát Covid-19 mà hoạt động sản xuất, XK tôm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các thị trường nguồn cung đối thủ
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666