công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC BẦY TÔM GIỐNG TỐT

Mục lục
    Bài này mình chia sẻ với cách bạn CÁCH THỨC MÌNH CHỌN BẦY GIỐNG TỐT CHO KHÁCH CỦA MÌNH - Trứng được thu và khử trùng (cái này nói sơ không nói kĩ) - Trứng chuyển giai đoạn lên Nauplii (10-12tiếng). Từ Nauplii 1-5 - Từ Nauplii sang Zoea 1. Từ Zoae 1-3 - Từ Zoae 3 sang Mysis 1. Từ Mysis 1-3

    LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC BẦY GIỐNG TỐT

    Như đã nói CON GIỐNG là vấn đề sống còn quyết định sự thành bại của bạn.

    "Nhất giống" mà phải ko?

    Kĩ thuật tốt thế nào, chất lượng thuốc xịn thế nào mà đưa con giống HO LAO bạn cũng chết.

    Công ty nào cũng quảng cáo sẽ cung cấp cho bạn con giống tốt nhất. Nhưng thế nào là tốt?

    Có phải công ty lớn là tốt không? Không!

    Có phải bố mẹ xịn thì đẻ ra bầy nào cũng tốt không? Không!

    Vậy thì cái bầy giống mà được bán tới tay bạn có tốt hay không phụ thuộc vào bầy đó có được người bán LỰA CHỌN KĨ CÀNG HAY KHÔNG. Chứ ko phải cứ mặc định mua ở công ty lớn là bầy nào cũng tốt.

    Không phải 100% bầy đều tốt thì phải chủ động lựa mới tốt chứ ko lựa thì lụm trúng bầy dở thì sao?

    Kết luận: Bầy giống của bạn có tốt hay không một phần lớn phụ thuộc vào cách người bán tuyển chọn cho bạn. Nghĩa là vào cái tâm của họ.

    Ảnh: trại sản xuất giống Nam Mỹ Ninh Thuận

     

    Bài này mình chia sẻ với cách bạn CÁCH THỨC MÌNH CHỌN BẦY GIỐNG TỐT CHO KHÁCH CỦA MÌNH.

    - Trứng được thu và khử trùng (cái này nói sơ không nói kĩ)

    - Trứng chuyển giai đoạn lên Nauplii (10-12tiếng). Từ Nauplii 1-5

    - Từ Nauplii sang Zoea 1. Từ Zoae 1-3

    - Từ Zoae 3 sang Mysis 1. Từ Mysis 1-3

    Câu hỏi đặt ra: Mình sẽ làm gì để chọn ra bầy giống tốt cho bạn?

    Trả lởi: Mình sẽ theo dõi sát sao các giai đoạn phát triển của con giống từ Nauplii cho tới post trước khi mang ra ao cho bạn.

    Mình sẽ theo dõi để đảm bảo các quá trình chuyển giai đoạn từ Nauplii sang post diễn ra 1 cách suôn sẻ, đúng giờ, không bị chậm.

    Bởi vì con giống không tốt nó sẽ thể hiện ngay ở những quá trình này. Không đợi ra ao mới biết.

    Ngược lại, bầy nào chuyển giai đoạn bị lỗi thì khi đưa ra ao tỉ lệ thất bại rất cao, khó nuôi.

    Cũng giống như những đứa trẻ mới sinh ra mà thể chất yếu ớt, còi cọc thì thường cũng chậm lớn vậy...(đương nhiên có ngoại lệ nhưng vô cùng ít)

    Bầy nào mình theo dõi mà chuyển giai đoạn bị lỗi mình sẽ cho xả bỏ không bán cho bạn.

    Sales bán giống hiện tại có làm được như vậy ko?

    Cụ thể như sau:

    1. Mình sẽ theo dõi quá trình chuyển từ trứng sang Nauplii. Phải chuyển đúng thời điểm không được chậm. Xong bước 1.

    2. Từ Nauplii sang Zoae cũng phải đúng lộ trình. Nhanh thì càng tốt nhưng tuyệt đối không được chậm. Xong bước 2.

    3. Cái bước 3 này là nhạy cảm nhất, khó nhất vì thường bước 1, 2 ít khi xảy ra sự cố. Bước này phải đảm bảo đúng thời điểm ko được chậm trễ cũng như phải LỘT XÁC HOÀN TOÀN, KHÔNG BỊ DÍNH CHÂN, KHÔNG BÁM NHỚT..v...v. Tức là nó phải THOÁT XÁC NHANH và GỌN GÀNG. Bầy giống tốt hay xấu nó thể hiện ngay ở những thời điểm này. Nó chuyển nhanh, không bị lỗi thì ra đìa gần như CHẮC CHẮN nó sẽ lớn nhanh. Từ Zoae 1 tới Zoae 3 mà ko bị gì hết thì khỏe rồi đó. Vì mấu chốt thành công nó nằm ở chỗ này. Giống như nuôi tôm qua được giai đoạn 35-40 ngày là thoát được giai đoạn bệnh vậy.

    4. Xong Zoae 3 thì lên Mysis. My thì thường khỏe hơn. Cứ Zoae 3 xong tốt thì kéo lên My khá dễ dàng. Trong kĩ thuật nuôi giống thì Zoae là khó nhất. My ít khi bị vướng.

    5. Từ Mysis sang Post 1. Giai đoạn này cũng quan trọng. Post cũng phải đảm bảo lột xác hoàn toàn không bị dính chân dinh đuôi. Và còn phải đảm bảo tốc độ phát triển tốt. Ví dụ hôm nay mình tới trại coi là post 1. Thì ngày mai phải là post 2. Mốt là post 3....cho tới post 8-9-10...v...v .......Phải đúng như vậy không được chậm. Nếu hôm nay tới trại là post 1, 2 ngày sau mình tới coi vẫn là post 1 thì chậm. Mà post chuyển chậm thì ra đìa sẽ chậm, nó thể hiện luôn ở chỗ này nữa.

    Nếu làm thật tốt những khâu trên, thì sẽ đảm bảo được cho bạn một tỉ lệ thành công khá cao khi nuôi.

    Nhưng bạn hãy để ý 1 điều quan trọng. Cách làm như mình ở trên thì mình sẽ bán được rất ít giống, không thể bán được nhiều. Vì sao?

    Bởi vì nếu theo dõi kĩ như vậy sẽ rất tốn công sức, không có thời gian. Ví dụ như cho 1 hồ trong trại 8 vạn giống chẳng hạn. Thì khi khách chỉ cần đặt mình 2 triệu post thôi thì mình phải theo dõi cỡ 25 hồ. Thử tưởng tượng xem nếu phải ngày nào cũng đi lên đi xuống theo dõi 25 hồ thì làm gì có đủ thời gian? Cho nên bán giống chọn kĩ thì không thể bán nhiều được.

    Nên mình chỉ bán cho giới hạn 1 lượng khách quen nhất định, không đủ khả năng ai hỏi cũng bán được.

    Ngoài ra, trại giống là công ty của ông anh mình nên toàn bộ quy trình nuôi cũng như các sản phẩm trong trại là quy trình và sản phẩm của mình hết. Cho nên những bầy giống bên mình bán ra cho khách thì bên mình cung cấp luôn các sản phẩm mà tôm post đã dùng trong trại giống, vì post trong trại nó dùng dòng sản phẩm đó đã quen rồi thì khi ra ao mình cho nó dùng tiếp những sản phẩm đó thì sẽ đạt hiệu quả rất cao. Từ điểm này các bạn lưu ý 1 điều quan trọng: khi các bạn biết trong trại post họ sử dụng sản phẩm gì thì khi ra ao mà lỡ tôm có gặp sự cố thì các bạn chỉ cần gỡ nhẹ 1 cái là qua. Còn không biết thì rất khó. Nhưng có ai nói cho bạn biết không? Thường là không ai nói đâu. Cho nên những bầy giống mình bán ra cho bạn thì mình biết lịch sử sử dụng thuốc của bầy đó, khi gặp chuyện mình sẽ gỡ rất nhanh.

    Còn 1 số điểm nữa nhưng bài dài quá các bạn sẽ lười đọc.

    Bài tiếp theo sẽ chia sẻ cho các bạn cách làm sao chỉ trong 10 ngày đầu có thể đánh giá được phần nào bầy giống đó có tỉ lệ thành công cao hay thấp.

    theo: tomthe

    Tin liên quan
    Điều gì sẽ xảy ra khi pH trong ao tôm quá cao hoặc quá thấp?

    Điều gì sẽ xảy ra khi pH trong ao tôm quá cao hoặc quá thấp?

    Ngày 23/02/2021
    Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản quan trọng nhất là ở các nước ven biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng cao, chất lượng nước ngày càng suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của tôm. Khí độc NH3, thiếu oxy và độ mặn thấp sẽ gây stress, tổn thương gan tụy và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thẩm thấu của tôm.
    BỆNH TRÊN TÔM VÀ NGOẠI KÝ SINH

    BỆNH TRÊN TÔM VÀ NGOẠI KÝ SINH

    Ngày 04/02/2021
    Ảnh hưởng của ngoại sinh vật bám trên tôm Các ngoại sinh vật kí sinh trên tôm thường xuất hiện nhiều trong ao nuôi mật độ cao hoặc nước dơ, nhiều chất hữu cơ lơ lững. Chúng ăn vi khuẩn, tảo đơn bào và protozoa nhỏ hơn. Hầu hết sinh vật kí sinh trên mang hoặc bề mặt là những sinh vật sống tự do, không thực kí sinh, chúng xem tôm như giá thể. Ngoại sinh vật bám không gây hại trực tiếp cho tôm. Chúng gây ra các tác hại gián tiếp do:
    Một số công nghệ trong cho ăn và theo dõi hành vi ăn của tôm

    Một số công nghệ trong cho ăn và theo dõi hành vi ăn của tôm

    Ngày 03/11/2021
    Máy cho ăn phản hồi âm thanh Máy cho ăn hẹn giờ đã được ngành công nghiệp nuôi tôm sử dụng trong hơn một thập kỷ nhưng gần đây công nghệ cho ăn phản hồi âm thanh đã được phát triển và cung cấp trên thị trường. Đây là một loại hệ thống cho ăn theo yêu cầu, tích hợp hoạt động của tôm ghi âm trực tiếp làm yếu tố để xác định thời điểm cho tôm ăn...
    HỘI CHỨNG CHẾT SỚM EMS/AHPND

    HỘI CHỨNG CHẾT SỚM EMS/AHPND

    Ngày 03/02/2021
    Tác nhân Ngộ độc độc tố vi khuẩn hoặc tảo do: i. Tôm giống nhiễm các vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus có nhiễm phage (Lighner) (Chalor Limsuwan). Vi khuẩn sinh ra độc tố liên kết với mô gan tụy làm hư hoại cơ quan này.
    BỆNH HOẠI TỬ TRÊN TÔM

    BỆNH HOẠI TỬ TRÊN TÔM

    Ngày 04/02/2021
    Nguyên nhân Do virut: Gồm 2 chủng virus là IMNV thuộc họ Totiviridae (Infectious myonecrosis virus) gây đục cơ trên tôm thẻ gặp ở Brazil và chủng PvNV thuộc họ nodavirus (Penaeus vannamei nodavirus) gặp ở Belize. Bệnh do virus gây ra sẽ lây truyền theo chiều ngang (tôm khỏe sang tôm bệnh thông quan môi trường nước hoặc tôm khỏe ăn tôm bệnh) và dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm giống). Khi môi trường biến động, IMNV có thể gây chết từ 40 – 70% tôm thẻ nhiễm bệnh trong khi PvNV không gây chết cho tôm. Bệnh do IMNV thành dịch chủ yếu xảy ra trên tôm thẻ chân trắng P. vannamei (trong tất cả độ mặn). Có gây nhiễm thí nghiệm trên tôm xanh P. stylirostris và tôm sú P. monodon nhưng bệnh không gây chết.
    HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG

    HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG

    Ngày 04/02/2021
    Hội chứng phân trắng một bệnh phổ biến và ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi 1. nguyên nhân gây bệnh: (i) Do song bào trùng gregarin (thường gặp ở tôm gồm Ematopsis, Cephalolobus, Paraophioidina sp.)....
    Bổ sung thêm khoáng cho tôm sao hiệu quả

    Bổ sung thêm khoáng cho tôm sao hiệu quả

    Ngày 25/09/2021
    Bổ sung khoáng chất cho tôm nuôi đúng cách sẽ quyết định đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt trong những thời điểm tôm cần bổ sung để lột xác....
    Biện pháp duy trì màu nước ao tôm bền vững

    Biện pháp duy trì màu nước ao tôm bền vững

    Ngày 25/09/2021
    Có cách nào duy trì được màu nước cho ao nuôi tôm thẻ bền vững, an toàn không?
    Kiểm soát quần thể vi khuẩn gây bệnh trên tôm bằng probiotics

    Kiểm soát quần thể vi khuẩn gây bệnh trên tôm bằng probiotics

    Ngày 23/09/2021
    Bài báo này được điều chỉnh và tóm tắt từ nghiên cứu Restrepo và cộng sự năm 2021, mô tả đặc điểm cộng đồng vi sinh vật của những con tôm sử dụng chế phẩm sinh học Vibrio diabolicus ILI sau khi thử nghiệm thử thách với mầm bệnh hoại tử gan tụy (AHPND)....
    Chăm sóc tôm giai đoạn lột xác và các yếu tố ảnh hưởng

    Chăm sóc tôm giai đoạn lột xác và các yếu tố ảnh hưởng

    Ngày 01/09/2021
    Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn được hình thành bên dưới lớp cũ; đây được gọi là quá trình lột xác hoặc lột lớp biểu bì bên ngoài. Dựa trên những thay đổi về hình thái, sinh lý và biểu bì, Drach (1939) đã chia chu kỳ lột xác thành bốn giai đoạn cơ bản được xác định là: postmolt (sau khi lột xác), intermolt (giữa các lần lột xác), premolt (trước khi lột xác) và molt (lột xác)....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666