công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Quy trình sản xuất tôm giống

Mục lục
    Dưới đây là quy trình sản xuất tôm giống mà các doanh nghiệp sản xuất tôm giống thường áp dụng. Quy trình sản xuất tôm giống muốn hiệu quả phải giải quyết được 2 vấn đề chính là xử lý nước và thả nuôi ấu trùng.

    Xử lý nước

    Xử lý nước là công đoạn rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình nuôi tôm giống. Để xử lý nước, có thể dùng các phương pháp sau:

    • Xử lý bằng Chlorine (loại có hoạt độ 90% của Nhật Bản), liều dùng: 15-20g/m3.
    • Xử lý bằng Ozone.

    Tiến hành sục khí để loại bỏ Chlorine còn tồn dư, tăng cường lượng Oxy hòa tan trong nước. Sau 48 giờ lọc qua lưới siêu lọc hoặc bông lọc để lấy nước vào bể ương ấu trùng.

    Các bước tiến hành thả nuôi ấu trùng

    Chuẩn bị nước thả Nauplius: Nước sau khi xử lý được cấp vào bể trước khi thả Nauplius 24giờ.

    • Dùng EDTA 5-10g/m3 xử lý kim loại nặng.
    • Sử dụng BOXER 1-2g/m3 phòng hiện tượng tôm chết do nhiễm nấm, nguyên sinh động  vật, vi khuẩn.
    • Sau 24 giờ sử dụng IMPOTIC hoặc RS5 1g/m3 để bổ sung vi sinh vật có lợi cho môi  trường nước.

    Mật độ thả ấu trùng: 100 -120 ấu trùng/lít

    Thuần hóa và thả ấu trùng:  Ấu trùng Nauplius thả vào bể có thể từ 2 nguồn: từ bể đẻ trong cùng một nguồn nước hoặc từ trại sản xuất khác.

    Yêu cầu đối với các yếu tố môi trường: Nhiệt độ, độ mặn, pH…trong bể đẻ và bể ương phải tương đương nhau.

    • Trước khi thả Nauplius 30 phút, sử dụng POWER ONE 1g/m3 để tăng cường Vitamin,  chống sốc cho ấu trùng.
    • Tắm ấu trùng bằng BOXER 4g/m3, quá trình tắm được tiến hành nhanh nhằm tránh xây xát cho ấu trùng.

    Chăm sóc ấu trùng:

    Giai đoạn Nauplius:

    Giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng nên chưa cần cho ăn. Chăm sóc bằng sục khí nhẹ, đảm bảo nước lưu chuyển đều, không để ấu trùng chìm xuống đáy bể, quan sát thấy ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea thì bắt đầu cho ăn.

    Giai đoạn Zoea (Zoea1 – Zoea3):

    Sử dụng Z–MAX 1g/m3 đón Zoea1, phòng bệnh đường ruột.

    Loại thức ăn        Cỡ hạt           Tỷ lệ cho ăn
    TẢO KHÔ                                            30%
    Z-LIFE                     Số 0                    40%
    M-LIFE                    Số 0                    30%

    Cần sử dụng chế phẩm dinh dưỡng FOSEA XANH  5ml/m3 , 1ngày/lần giúp ấu trùng chuyển giai đoạn đồng loạt.

    • Thời gian cho ăn cách nhau 2-3 giờ. Với mật độ 10 vạn ấu trùng /m3, cho ăn 4-6 lần/ngày.
    • Lượng cho ăn có thể thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường và thể trạng ấu trùng.
    • Định kỳ sử dụng EVITA 500 1g/m3 , ngày 1 lần trước khi cho ăn 30 phút để kích thích ấu trùng ăn mạnh hơn.
    • Sử dụng thêm vi sinh IMPOTIC 1g/m3 để tăng cường tiêu hóa và phòng ngừa ô nhiễm đáy. Riêng từ giai đoạn Zoea3 trở đi có thể  tăng lượng dùng FOSEA XANH  lên 2 lần /ngày để giúp ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis nhanh, đồng loạt, màu sắc bóng, đẹp. Luôn  theo dõi để điều chỉnh lượng cho ăn cho phù hợp. Giai đoạn này phân ấu trùng lắng đáy nên không cần thay nước mà tiến  hành si phon nếu thấy đáy bể ô nhiễm và cấp thêm nước.

    Trường hợp nếu đáy bể quá ô nhiễm có thể thay 20% nước. Sau khi cấp nước mới bổ sung POWER ONE 1g/m3 tăng sức đề kháng cho ấu trùng, đồng thời sử dụng RS5 1g/m3 chống nhầy nước, làm sạch đáy bể.

    Giai đoạn MYSIS (M1-M3):

    Định kỳ sử dụng Z – MAX 1g/m3  phòng bệnh đường ruột và các vitamin tổng hợp: POWER ONE, EVITA 500  để tăng cường sức khỏe ấu trùng.
    Thức ăn giai đoạn này sử dụng như sau:

    Loại thức ăn            Cỡ hạt          Tỷ lệ cho ăn
    Z-LIFE                        Số 0                    25%
    M-LIFE                       Số 0                    35%
    M-LIFE Mysis                                        40%

    Thời gian cho ăn cách nhau 3 giờ /lần. Lượng cho ăn và tỷ lệ cho ăn có thể điều chỉnh thay đổi tùy theo nhiệt độ và tình trạng sức khỏe của ấu trùng. Giai đoạn MYSIS 3 cho ăn thêm Artemia bung dù.

    Ngoài ra để đảm bảo ấu trùng có đầy đủ đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình lột xác, cần kết hợp sử dụng chế phẩm dinh dưỡng:

    • FOSEA XANH: 5ml/m3, 1 ngày/lần.
    • FOSEA ĐỎ: 5ml/m3, 1 ngày/lần.

    Giai đoạn này sử dụng thêm YUCCA PLUS 1g/m3 để khống chế khí độc và làm sạch đáy bể.

    Giai đoạn POSTLARVAE:

    Từ P1 – P5:

    Thức ăn giai đoạn này được sử dụng như sau:

    Loại thức ăn            Cỡ hạt                Tỷ lệ
    M-LIFE                        Số 1                  20%
    M-LIFE PL                                            40%
    JAPONIS                    Số 1                  40%

    Từ P5 – P10: Thay JAPONIS Số 1 bằng Số 2.

    Với mật độ 10 vạn ấu trùng/m3, cho ăn với liều lượng 3-5g/lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Kết hợp dùng thêm  Artemia với mật độ tương đương 22 vạn Naupli/g trứng bào xác.

    Nuôi tôm giống và một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình nuôi

    • Sử dụng định kỳ khoáng MINEX 2ml/m3, 3 ngày/lần giúp ấu trùng lột xác đồng loạt và tạo vỏ mới nhanh ( Đặc biệt nên sử dụng khi trời mưa nhiều, nguồn nước cấp có độ mặn thấp hoặc khi xử lý nước với nồng độ Cholrine quá cao làm thất thoát lượng vi khoáng hòa
      tan trong nước).
    • EVITA 500: 1g/m3, sử dụng định kỳ mỗi ngày 1 lần có tác dụng bổ sung Vitamine, tăng cường sức đề kháng cho ấu trùng.
    • Khi nước nuôi bị nhầy, cần loại bỏ nguyên nhân phát sinh nhầy: Do quá trình ấp trứng sục khí quá mạnh làm trứng vỡ, cho ăn thức ăn bị dư thừa …gây ra nhầy nhớt. Cần chủ động phòng ngừa đồng thời sử dụng định kỳ RS5 hoặc YUCCA PLUS 1g/m3, 3 ngày/lần.
    • Sau mỗi lần thay, thêm nước hoặc vận chuyển ấu trùng đi xa, dùng POWER ONE 1-2g/m3 để chống sốc và tăng cường sức khỏe cho ấu trùng.
    • Để phòng nấm, vi khuẩn,  nguyên sinh động vật và phòng ngừa hiện tượng ấu trùng chết
      giai đoạn Zoea1, Zoea2, sử dụng BOXER 2g/m3.
    • Sử dụng RF1 3g/m3 khi trong bể phát sinh nấm bệnh, dùng liên tục 3 ngày, kết hợp thay 30% nước. Sau 24 giờ bổ sung vi sinh vật có lợi IMPOTIC, YUCCA PLUS 1g/m3 để cân bằng vi sinh, hạn chế bệnh tái phát.
    • Trong quá trình nuôi, định kỳ sử dụng  IMPOTIC để bổ sung vi sinh có lợi, giúp khống chế sự bùng phát vi khuẩn phát sáng Vibrio trong bể nuôi.
    • Vấn đề thức ăn: Cần lựa chọn loại thức ăn có chất lượng tốt: đầy đủ dinh dưỡng, mùi thơm hấp dẫn của nguyên liệu tươi phối chế, độ trôi nổi cao, thức ăn không gây đỏ nước, đục nước.
    Tin liên quan
    Điều gì sẽ xảy ra khi pH trong ao tôm quá cao hoặc quá thấp?

    Điều gì sẽ xảy ra khi pH trong ao tôm quá cao hoặc quá thấp?

    Ngày 23/02/2021
    Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản quan trọng nhất là ở các nước ven biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng cao, chất lượng nước ngày càng suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của tôm. Khí độc NH3, thiếu oxy và độ mặn thấp sẽ gây stress, tổn thương gan tụy và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thẩm thấu của tôm.
    BỆNH TRÊN TÔM VÀ NGOẠI KÝ SINH

    BỆNH TRÊN TÔM VÀ NGOẠI KÝ SINH

    Ngày 04/02/2021
    Ảnh hưởng của ngoại sinh vật bám trên tôm Các ngoại sinh vật kí sinh trên tôm thường xuất hiện nhiều trong ao nuôi mật độ cao hoặc nước dơ, nhiều chất hữu cơ lơ lững. Chúng ăn vi khuẩn, tảo đơn bào và protozoa nhỏ hơn. Hầu hết sinh vật kí sinh trên mang hoặc bề mặt là những sinh vật sống tự do, không thực kí sinh, chúng xem tôm như giá thể. Ngoại sinh vật bám không gây hại trực tiếp cho tôm. Chúng gây ra các tác hại gián tiếp do:
    Một số công nghệ trong cho ăn và theo dõi hành vi ăn của tôm

    Một số công nghệ trong cho ăn và theo dõi hành vi ăn của tôm

    Ngày 03/11/2021
    Máy cho ăn phản hồi âm thanh Máy cho ăn hẹn giờ đã được ngành công nghiệp nuôi tôm sử dụng trong hơn một thập kỷ nhưng gần đây công nghệ cho ăn phản hồi âm thanh đã được phát triển và cung cấp trên thị trường. Đây là một loại hệ thống cho ăn theo yêu cầu, tích hợp hoạt động của tôm ghi âm trực tiếp làm yếu tố để xác định thời điểm cho tôm ăn...
    HỘI CHỨNG CHẾT SỚM EMS/AHPND

    HỘI CHỨNG CHẾT SỚM EMS/AHPND

    Ngày 03/02/2021
    Tác nhân Ngộ độc độc tố vi khuẩn hoặc tảo do: i. Tôm giống nhiễm các vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus có nhiễm phage (Lighner) (Chalor Limsuwan). Vi khuẩn sinh ra độc tố liên kết với mô gan tụy làm hư hoại cơ quan này.
    BỆNH HOẠI TỬ TRÊN TÔM

    BỆNH HOẠI TỬ TRÊN TÔM

    Ngày 04/02/2021
    Nguyên nhân Do virut: Gồm 2 chủng virus là IMNV thuộc họ Totiviridae (Infectious myonecrosis virus) gây đục cơ trên tôm thẻ gặp ở Brazil và chủng PvNV thuộc họ nodavirus (Penaeus vannamei nodavirus) gặp ở Belize. Bệnh do virus gây ra sẽ lây truyền theo chiều ngang (tôm khỏe sang tôm bệnh thông quan môi trường nước hoặc tôm khỏe ăn tôm bệnh) và dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm giống). Khi môi trường biến động, IMNV có thể gây chết từ 40 – 70% tôm thẻ nhiễm bệnh trong khi PvNV không gây chết cho tôm. Bệnh do IMNV thành dịch chủ yếu xảy ra trên tôm thẻ chân trắng P. vannamei (trong tất cả độ mặn). Có gây nhiễm thí nghiệm trên tôm xanh P. stylirostris và tôm sú P. monodon nhưng bệnh không gây chết.
    HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG

    HỘI CHỨNG PHÂN TRẮNG

    Ngày 04/02/2021
    Hội chứng phân trắng một bệnh phổ biến và ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi 1. nguyên nhân gây bệnh: (i) Do song bào trùng gregarin (thường gặp ở tôm gồm Ematopsis, Cephalolobus, Paraophioidina sp.)....
    Bổ sung thêm khoáng cho tôm sao hiệu quả

    Bổ sung thêm khoáng cho tôm sao hiệu quả

    Ngày 25/09/2021
    Bổ sung khoáng chất cho tôm nuôi đúng cách sẽ quyết định đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt trong những thời điểm tôm cần bổ sung để lột xác....
    Biện pháp duy trì màu nước ao tôm bền vững

    Biện pháp duy trì màu nước ao tôm bền vững

    Ngày 25/09/2021
    Có cách nào duy trì được màu nước cho ao nuôi tôm thẻ bền vững, an toàn không?
    Kiểm soát quần thể vi khuẩn gây bệnh trên tôm bằng probiotics

    Kiểm soát quần thể vi khuẩn gây bệnh trên tôm bằng probiotics

    Ngày 23/09/2021
    Bài báo này được điều chỉnh và tóm tắt từ nghiên cứu Restrepo và cộng sự năm 2021, mô tả đặc điểm cộng đồng vi sinh vật của những con tôm sử dụng chế phẩm sinh học Vibrio diabolicus ILI sau khi thử nghiệm thử thách với mầm bệnh hoại tử gan tụy (AHPND)....
    Chăm sóc tôm giai đoạn lột xác và các yếu tố ảnh hưởng

    Chăm sóc tôm giai đoạn lột xác và các yếu tố ảnh hưởng

    Ngày 01/09/2021
    Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn được hình thành bên dưới lớp cũ; đây được gọi là quá trình lột xác hoặc lột lớp biểu bì bên ngoài. Dựa trên những thay đổi về hình thái, sinh lý và biểu bì, Drach (1939) đã chia chu kỳ lột xác thành bốn giai đoạn cơ bản được xác định là: postmolt (sau khi lột xác), intermolt (giữa các lần lột xác), premolt (trước khi lột xác) và molt (lột xác)....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666