Biện pháp xử lý rong nhớt trên đất tôm lúa

Ngày đăng: 18/02/2021 09:50 AM

    Biện pháp xử lý rong nhớt trên đất tôm lúa

    Rong nhớt
    Rong nhớt bao xung quanh thân lúa làm giảm khả năng đẻ nhánh (Ảnh: Văn Triều)

    Trong quá trình canh tác lúa trên đất tôm, ngoài các đối tượng sâu, bệnh hại thì rong nhớt cũng là đối tượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

    Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng rong nhớt là do ruộng luôn duy trì mực nước trong thời gian nuôi tôm, khi đến thời vụ canh tác lúa, nếu đất ruộng chưa được cải tạo tốt thì rong nhớt sẽ phát sinh, phát triển. Bên cạnh đó, ở những chân ruộng trũng, mặt ruộng không bằng phẳng, nước trong mặt vuông chứa nhiều chất hữu cơ kết hợp với điều kiện thời tiết âm u, mát mẽ, mưa nhiều, nên dễ phát sinh hiện tượng rong nhớt.

    Khi rong nhớt xuất hiện ở giai đoạn đầu vụ (khoảng 3 - 5 ngày sau sạ) lúa sẽ dễ bị chết do rong phủ kín mầm lúa làm mất quang hợp, gây thiệt hại. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, rong nhớt bao xung quanh thân và phủ kín mặt nước làm lúa giảm khả năng đẻ nhánh, đồng thời rong nhớt còn cản trở việc trao đổi oxy trong đất, cạnh tranh dinh dưỡng với lúa, làm cho lúa sinh trưởng kém. Nếu mật độ dày đặc, rong nhớt sẽ làm cho lúa vàng lá và chết.


    Rong nhớt trên ruộng tôm lúa. (Ảnh: Văn Triều)

    Để khắc phục hiện tượng rong nhớt gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa bà con nông dân cần áp dụng một số biện pháp xử lý sau:

    nguon: TTKN Bạc Liêu

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline