công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Cách xử lý nhớt bạt trong ao nuôi tôm

Mục lục
    Đặc điểm vượt trội của ao nuôi tôm lót bạt Chất lượng nước ao sẽ dễ dàng được quản lý hơn do không có sự tiếp xúc với đất đáy và bờ ao. Nhất là có thể hạn chế phèn, tránh làm pH giảm thấp khi trời mưa lớn. Bạt lót ao sẽ ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập mặn từ các khu vực khác, kiểm soát tối đa sự thất thoát nước trong ao nuôi tôm. Với sự trơn cứng của bạt cũng hạn chế được sự phát triển của ký sinh trùng và vi khuẩn, điều này sẽ hạn chế mầm bệnh tích tụ. Việc lót bạt này cũng sẽ rút ngắn thời gian làm sạch đáy ao, từ 45 ngày xuống chỉ còn 4-8 ngày, có thể làm tăng số vụ nuôi mỗi năm với năng suất cao hơn. Khi đó, người ta dễ dàng tạo một hố siphon ở giữa nền đáy, giảm sự tích tụ chất thải và khí độc, loại bỏ bớt các chất lơ lửng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

    Cách xử lý nhớt bạt trong ao nuôi tôm

    nhớt bạt
    Sử dụng vi sinh để kiểm soát nhớt bạt là một phương pháp an toàn phổ biến trong nuôi tôm.

    Việc sử dụng vi sinh để kiểm soát mầm bệnh, xử lý môi trường mà đặc biệt là khử nhớt bạt là một phương pháp không còn quá xa lạ và đang dần thay thế vị trí của kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh.

    Đặc điểm vượt trội của ao nuôi tôm lót bạt

    Chất lượng nước ao sẽ dễ dàng được quản lý hơn do không có sự tiếp xúc với đất đáy và bờ ao. Nhất là có thể hạn chế phèn, tránh làm pH giảm thấp khi trời mưa lớn. Bạt lót ao sẽ ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập mặn từ các khu vực khác, kiểm soát tối đa sự thất thoát nước trong ao nuôi tôm. Với sự trơn cứng của bạt cũng hạn chế được sự phát triển của ký sinh trùng và vi khuẩn, điều này sẽ hạn chế mầm bệnh tích tụ.

    Việc lót bạt này cũng sẽ rút ngắn thời gian làm sạch đáy ao, từ 45 ngày xuống chỉ còn 4-8 ngày, có thể làm tăng số vụ nuôi mỗi năm với năng suất cao hơn. Khi đó, người ta dễ dàng tạo một hố siphon ở giữa nền đáy, giảm sự tích tụ chất thải và khí độc, loại bỏ bớt các chất lơ lửng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

    Ngoài ra, lớp bạt lót này cũng ngăn chặn được sự xói mòn của bờ ao do sóng gió và dòng nước tạo ra từ quạt, giúp giảm đáng kể chi phí bảo trì và sửa chữa ao. Cộng thêm ở ao bạt thì hệ thống oxy dễ dàng được lắp đặt hơn, từ đó có thể thả tôm với mật độ cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích. Và bởi vì đáy ao sạch hơn thì thời gian thu hoạch sẽ nhanh hơn, có ít tôm bị bẩn mang hơn (bùn hữu cơ tích lũy) và khi tôm sạch hơn thì chắc chắn sẽ có giá tốt hơn.

    Khó khăn của ao nuôi tôm lót bạt

    Tuy nhiên, khi nuôi bạt vẫn có không ít khó khăn tác động đến sản lượng và năng suất tôm nuôi. Trong đó nổi bật nhất là sự xuất hiện và gây hại của nhớt.

    a. Nguồn gốc của nhớt bạt

    Sau một thời gian nuôi, bạt ao rất dễ bị đóng rong nhớt, nhất là thời điểm gần cuối vụ khi mùn bã hữu cơ và thức ăn thừa tích tụ quá nhiều. Bên cạnh đó, với những ao nuôi có nước quá trong, khi ánh sáng xuyên thấu xuống đáy, phèn và kim loại nặng lắng tụ cũng tạo điều kiện cho rong nhớt bám trên bạt xuất hiện ngày càng dày đặc hơn. 

    b. Vì sao phải xử lý rong nhớt bám trên bạt?

    Tình trạng nhớt trên bạt tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với ao nuôi. Điều này kéo theo sự biến động nhiều hơn các yếu tố thuỷ lý hoá trong ao, làm tôm dễ mắc các bệnh như vàng mang, đen mang, đốm thân,… Ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển về sau của tôm. Rong nhớt bám trên bạt chính là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm, chúng có thể là ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc cả vi rút. Nếu rong nhớt quá dày thì chúng còn cạnh tranh dinh dưỡng với sự phát triển của những nhóm tảo có lợi cho tôm.

    Tôm nếu ăn nhầm phải thức ăn có lẫn rong nhớt thì đường ruột cũng sẽ không khỏe mạnh, dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công làm xuất hiện phân trắng. Cộng thêm việc gan tụy tôm sẽ phải làm việc với năng suất cao hơn, sẽ rất dễ bị hư hại, làm rối loạn sức khỏe tôm. Vì có bản chất như tảo nên khi chết, xác của rong nhớt cũng có thể phân hủy thành một số khí độc nguy hiểm.

    c. Phòng ngừa, hạn chế nhớt bạt

    Để hạn chế tác hại của rong nhớt, phải luôn giữ mực nước ao và độ trong ổn định, sao cho ánh sáng không xuyên được xuống đáy. Trước khi thả nuôi nên gây màu nước ao, đồng thời cũng tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên và bổ sung các acid amin cần thiết cho tôm phát triển. Cách dễ thực hiện nhất chính là cân đối lượng thức ăn cho tôm, hạn chế thức ăn thừa để cắt đứt nguồn dinh dưỡng, hạn chế phát triển dày đặc của rong nhớt trong ao. Đồng thời phải xử lý môi trường thường xuyên và bổ sung dưỡng chất, để đảm bảo sức khỏe cho tôm đủ sức chống lại sự gây hại của nhớt bạt.

    Cách xử lý triệt để nhớt trong ao bạt

    Sivibac Plus (Sivibac+) - dòng vi sinh bền nhiệt, chịu mặn cao. Đây là dòng vi sinh vật có lợi, cải thiện môi trường một cách lâu dài, hỗ trợ sự cân bằng sinh học. Đặc biệt là giúp nuôi tôm có lót bạt sạch nhớt thấy rõ. Sự đa dạng chủng vi sinh trong Sivibac+ giúp làm đa dạng khả năng xử lý các chất thải trong môi trường nuôi, có tác dụng triệt để đối với rong nhớt.
    Chất lượng làm sạch rong nhớt bạt ao của Sivibac+ đã được kiểm chứng ở nhiều khu vực nuôi. Và đều nhận được những phản hồi tích cực từ người sử dụng. Dùng hẳn 100g hoặc ủ 50g Sivibac+ với 1 lít mật đường, sục khí liên tục trong 18-24h, rồi sử dụng hết cho 2000m3 nước. Trường hợp mật độ rong nhớt quá cao hay đánh hố siphon thì liều trên chỉ dùng cho 1000m3 nước. Tuy nhiên điều kiện cần thiết để vi sinh trong Sivibac+ hoạt động tốt hơn là hàm lượng phèn trong ao phải dưới 0.2mg/l, nếu phèn quá cao thì hiệu quả giảm rong nhớt sẽ không cao. 
    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666