công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Có thể cải thiện hệ vi sinh vật trong thủy sản bằng cách áp dụng các sản phẩm thương mại không?

Mục lục
    Vi sinh vật thực sự không tồn tại trước công trình của Antonie van Leeuwenhoek, người đã phát minh ra kính hiển vi thực tế đầu tiên vào cuối thế kỷ 17. Ông được nhiều người ghi nhận là cha đẻ của ngành vi sinh vật học và công trình nổi tiếng của ông vào năm 1674 liên quan đến việc phát hiện các sinh vật đơn bào đã đặt nền móng cho việc khám phá ra các vi sinh vật.

    Có thể cải thiện hệ vi sinh vật trong thủy sản bằng cách áp dụng các sản phẩm thương mại không?

    hệ vi sinh vật
    Các sản phẩm thương mại có cải thiện được hệ vi sinh vật? Ảnh: Tác giả

     

    Tiến sĩ Newman đưa ra quan điểm về việc quản lý vi sinh vật, khi chúng được đưa vào các hệ thống nuôi trồng thủy sản.

    Lịch sử hệ vi sinh vật

    Vi sinh vật thực sự không tồn tại trước công trình của Antonie van Leeuwenhoek, người đã phát minh ra kính hiển vi thực tế đầu tiên vào cuối thế kỷ 17. Ông được nhiều người ghi nhận là cha đẻ của ngành vi sinh vật học và công trình nổi tiếng của ông vào năm 1674 liên quan đến việc phát hiện các sinh vật đơn bào đã đặt nền móng cho việc khám phá ra các vi sinh vật. Mãi đến 161 năm trước, 1860, khi Louis Pasteur (nhà hóa học và vi sinh học người Pháp, người khám phá ra các nguyên tắc tiêm chủng, lên men vi sinh vật và thanh trùng) đã phát triển các phương tiện nhân tạo, thì những vi khuẩn đầu tiên mới có thể phát triển. Và phải đến năm 1928, khi Alexander Fleming (bác sĩ kiêm nhà vi sinh vật học người Scotland) phát hiện ra loại kháng sinh thực sự đầu tiên mà ông gọi là penicillin, thì khoa học vi sinh vật mới bắt đầu có sự tăng tốc.

    vi sinh vật
    Đến 1928 thì khoa học vi sinh vật mới bắt đầu có sự tăng tốc. Ảnh: Normagut

    Việc phân lập, xác định đặc điểm và khả năng phát triển của các vi sinh vật trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau giúp các nhà vi sinh vật học dễ dàng tiếp cận và khám phá ra được sự phức tạp của vi sinh vật. Mặc dù Joshua Lederberg (nhà sinh học phân tử người Mỹ nghiên cứu về di truyền vi sinh vật, trí tuệ nhân tạo và chương trình vũ trụ Hoa Kỳ; đã đoạt giải Nobel 1958) được công nhận là người đã đặt ra thuật ngữ microbiome vào năm 2001. Tuy nhiên, định nghĩa của nó vẫn còn rất hạn chế. Thuật ngữ microbiome trong trường hợp nuôi trồng thủy sản có thể định nghĩa là tất cả các vi sinh vật trong lớp trầm tích dưới đáy ao, và các vi sinh vật có mặt trong cơ thể của động vật thủy sản, chẳng hạn như đường ruột.

    Quần xã vi sinh vật rất phức tạp và thay đổi liên tục

    Chỉ có thể phân lập một phần rất nhỏ trong tổng số vi khuẩn, bằng cách nuôi cấy. Do yêu cầu môi trường tăng trưởng của chúng đòi hỏi rất cao và chúng ta chỉ mới biết rằng chúng có mặt nhờ axit ribonucleic và RNA. Nên có thể khẳng định chắc chắn rằng hệ vi sinh vật không phải là một hằng số, nó liên tục thay đổi và phát triển. Thực tế là hiện nay chúng ta còn chưa biết đến 99,99 % vi khuẩn hiện diện, và chúng thực hiện chức năng gì, số lượng của chúng thay đổi như thế nào và nhiều yếu tố khác nữa. Mặc dù vẫn có thể quan sát những thay đổi của hệ vi sinh vật, nhưng điều này không dễ được thực hiện trong các điều kiện thực tế. Cho nên vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về quần xã vi sinh vật và những tiềm năng vốn có của chúng.

    Hệ vi sinh vật trong NTTS

    Phải hiểu thực sự cơ chế và các kết quả thực nghiệm khi sử dụng hỗn hợp vi sinh bổ sung, thì hỗn hợp đó mới có giá trị.  Nên việc đưa ra các lý thuyết được nghiên cứu trong bể cá, phòng thí nghiệm thì không cho phép kết luận rằng: Sản phẩm nào đó sẽ hoạt động trên thực địa theo một cách tương tự. Có thể là an toàn khi ngành thủy sản ngày càng có nhiều sản phẩm thương mại tuyên bố làm thay đổi hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho tôm và cá nuôi. Tỷ lệ các báo cáo đang tăng lên đáng kể với những tuyên bố kỳ diệu về tác động của “mọi thứ” lên hệ vi sinh vật.

    nuôi hàu dây treo
    Các báo cáo đang tăng lên đáng kể với những tuyên bố kỳ diệu về tác động của “mọi thứ” lên hệ vi sinh vật. Ảnh: Hakai Magazine.

    Nhưng thực tế không có công thức nào kỳ diệu cả. Vật nuôi bệnh là hậu quả của các yếu tố gây căng thẳng, kém an toàn sinh học, những hạn chế đối với sức khỏe vật nuôi bởi môi trường, cùng nhiều yếu tố khác. Trong một môi trường sản xuất, nơi có nhiều biến số dễ dàng bị thay đổi. Cần cân nhắc khi tuyên bố rằng một cách tiếp cận nhất định sẽ thay đổi vĩnh viễn cả một hệ vi sinh vật theo cách đảm bảo sức khỏe vật nuôi tốt hơn.

    Đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện môi trường ở các hệ thống nuôi trồng thủy sản (bể và ao). Những tiến bộ này cũng sẽ tác động đến các môi trường sản xuất khác, chẳng hạn như trại giống, vườn ươm, hệ thống RAS, biofloc và các môi trường khác. Từ đó sẽ có khả năng sẽ kiểm soát thành phần vi khuẩn trong những môi trường này theo các thông số kỹ thuật. Điều này sẽ mang lại một kỷ nguyên mới trong ngành nuôi tôm, cá, và dịch bệnh sẽ chỉ là quá khứ.

    thu hoạch cá

    Quan điểm cá nhân

    Tiến sĩ cho biết một sự thật đáng tiếc là những người trực tiếp nuôi trồng thủy sản lại ít được học hành chính quy. Nhưng họ lại luôn hy vọng sẽ gặt hái được những vụ nuôi thành công một cách liên tục. Và các nhân viên bán hàng thì liên tục liên hệ với họ để cung cấp những sản phẩm giúp giải quyết “tất cả vấn đề” của họ. Một ví dụ điển hình là thuật ngữ Probiotic thì không hề có nghĩa là bất kì vi khuẩn nào cũng có thể được sử dụng theo bất kỳ cách nào, cho bất kỳ loài thủy sản nào. Việc sử dụng vi khuẩn sống qua đường tiêu hóa của vật nuôi sẽ tốt hơn, do ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh vật. Mong rằng việc thay đổi hệ vi sinh vật cho động vật thủy sản sẽ theo một cách nhất quán, thật sự tập trung cải thiện sức khỏe vật nuôi.

    Reference: Dr. Stephen G. Newman, What is a microbiome and can we really improve it by applying commercial products?, Aquaculture (2021).

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666