công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Để không đứt gãy nguồn lao động

Mục lục
    Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, không chỉ tại Bạc Liêu mà hầu hết các địa phương đều gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là bài toán vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch vừa không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong đó, một vấn đề hết sức khó khăn là duy trì được lực lượng công nhân sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.

    Để không đứt gãy nguồn lao động

    nhà máy tôm
    Công nhân làm việc tại một xí nghiệp chế biến tôm.Ảnh: BringingItHomeLM

    Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, không chỉ tại Bạc Liêu mà hầu hết các địa phương đều gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là bài toán vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch vừa không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong đó, một vấn đề hết sức khó khăn là duy trì được lực lượng công nhân sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.

    Theo thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp, nhất là các nhà máy chế biến thủy hải sản, hiện đội ngũ công nhân sản xuất đang giảm khoảng 40 - 50% do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và một số lý do khác.

    Trước nhất là vấn đề di chuyển, vì thực hiện theo Chỉ thị 16 và một số văn bản hướng dẫn của địa phương, nhất là quy định về giãn cách, hạn chế đi 2 người trên một phương tiện giao thông. Quy định này khiến nhiều công nhân không thể đến nơi làm việc như hai vợ chồng làm cùng công ty mà trong nhà chỉ có một phương tiện. Hoặc công nhân ở cùng quê, cùng nhau đi làm để giảm bớt gánh nặng chi phí. Giờ không thể đi chung, không có phương tiện khác thì buộc phải ở nhà. Một vấn đề gây khó khăn, liên quan đến di chuyển nữa là quy định của tỉnh về hạn chế ra khỏi nhà từ 5 - 18 giờ. Trong khi hiện tại, nhằm đáp ứng theo kế hoạch sản xuất trong điều kiện thiếu công nhân, nhiều doanh nghiệp phải làm tăng ca, thì công nhân không thể về nhà trước 18 giờ nên gặp nhiều khó khăn trong thực hiện “mục tiêu kép”: vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19, vừa duy trì sản xuất - kinh doanh. Nhiều nhà máy ứ đọng nguyên liệu do thiếu công nhân, đứng trước nguy cơ trễ hạn hợp đồng với các đối tác, nhất là đối tác nước ngoài, gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp.

    Một khó khăn khác là nguồn nguyên liệu trong tỉnh giảm mạnh do các hộ giảm mật độ nuôi, đại lý gặp khó khăn trong chuyên chở cung cấp thức ăn, thuốc xử lý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp khó trong khâu thu gom, vận chuyển về đại lý, nhà máy và các nơi tiêu thụ. Trong khi nguồn nguyên liệu ngoài tỉnh nhiều và giảm giá mạnh nhưng doanh nghiệp bị vướng trong việc thu gom, vận chuyện về tỉnh do nhiều chốt kiểm soát chưa được hướng dẫn, triển khai kịp thời về các thông tin chỉ đạo mới ban hành. Đơn cử như việc tài xế xe vận chuyển phải test mẫu liên tục, công nhân đi sang tỉnh khác về phải cách ly tập trung, bị giới hạn thời gian kiểm tra (chỉ trong giờ hành chính), mẫu test cho người ra khỏi tỉnh không đủ, phải xếp hàng chờ. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ càng khó khăn hơn, do nhiều nơi, nhất là các đại lý thu gom nguyên liệu ở các chốt chặn đòi hỏi nhiều loại giấy tờ; Quá trình vận chuyển không được địa phương và Ban quản lý chợ xác nhận “thẻ đi đường” khi lưu thông.

    Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo tạo điều kiện trong khâu quản lý lưu trú tạm thời đối với người lái xe, phụ xe của các phương tiện vận tải hàng hóa; Chính phủ chỉ đạo không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có giấy nhận diện có QR code còn thời hạn do ngành GT-VT cấp... Tuy nhiên, việc vận dụng và áp dụng vẫn còn chưa thống nhất, gây khó cho người lao động và các doanh nghiệp. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp không đủ điều kiện, hoặc có điều kiện thì lại gặp khó trong xin phép xây dựng, lắp ráp nhà tiền chế nhằm thực hiện “3 tại chỗ” (ăn, nghỉ, sản xuất) cho công nhân.

    Thiết nghĩ, các ngành chức năng có liên quan cần kịp thời hướng dẫn, tuyên truyền và triển khai đến tận các chốt kiểm soát đối với những quy định mới nhất của UBND tỉnh để thống nhất trong áp dụng, xử lý. Tránh tình trạng các chốt kiểm soát trở thành những nơi “cát cứ”, quan liêu, cứng nhắc và giải quyết sai tinh thần của Nhà nước ta về “mục tiêu kép” trong phòng chống dịch. Và mong mỏi lớn nhất của các doanh nghiệp chính là việc tỉnh cần nhanh chóng để các công ty, doanh nghiệp, cơ sở được tiếp cận với nguồn vắc-xin.

    Kim Phượng

    Báo Bạc Liêu

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666