công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Kỹ thuật chọn và thả tôm giống​​​​​​​

Mục lục
    Chọn và thả giống là một khâu kỹ thuật hết sức quan trọng trong quy trình nuôi tôm, nó có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Để chọn được tôm giống có chất lượng tốt, trước tiên phải chọn cơ sở sản xuất, cung cấp giống có uy tín. Tôm giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Sau đó, mới tiến hành chọn và thả tôm giống.

    Chọn và thả giống là một khâu kỹ thuật hết sức quan trọng trong quy trình nuôi tôm, nó có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Để chọn được tôm giống có chất lượng tốt, trước tiên phải chọn cơ sở sản xuất, cung cấp giống có uy tín. Tôm giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Sau đó, mới tiến hành chọn và thả tôm giống.

    1. Chọn tôm giống

    + Đánh giá bằng cảm quan:

    Kích thước: Với tôm Thẻ chân trắng thường là P12 đến P15, có chiều dài 9 – 11 mm (tôm Sú là P15 – P20, chiều dài 15 – 18mm ), kích cỡ đồng đều không dị hình, hình dáng cân đối, râu thẳng kéo dài tận đuôi.

    Màu sắc: Tôm khỏe mạnh có màu sắc sáng trong, ruột đầy thức ăn (tôm Sú  thường có màu nâu sáng)

    Phản xạ: Nhìn vào bể, tôm hoạt động mạnh, bơi lội nhiều, bám thành bể, khi đưa vào chậu chứa khoảng 10 lít nước, xoay tròn dòng nước, tôm tủa ra xung quanh và bơi ngược dòng, không tụ vào giữa chậu khi dòng nước dừng xoay là tôm có chất lượng tốt.

    + Đánh giá bằng gây sốc:

    Tôm giống sống trong bể có độ mặn khoáng từ 30 – 33‰, gây sốc bằng cách vớt 300 con tôm giống thả vào chậu chứa khoảng 5 lít nước có độ mặn 10‰. Sau 1 giờ nếu tôm sống trên 80% thì nên lựa chọn, nếu tỷ lệ sống thấp hơn không nên mua.

    2. Mật độ nuôi

    Mật độ nuôi tùy theo loài tôm giống, điều kiện ao đầm và trình độ kỹ thuật của người nuôi nên thả giống với mật độ sau:

    Tôm Thẻ chân trắng: 40 – 60 con/m2 (nuôi bán thâm canh); 60 – 150 con/m2 (nuôi thâm canh); 180 – 220 con/m(ao nuôi theo hướng công nghệ cao).

    Tôm Sú: Thái Bình hiện nay chủ yếu nuôi tôm Sú bằng hình thức nuôi quảng canh cải tiến mật độ từ 7 – 10 con/m2.

    3. Thả tôm giống

    Trước khi thả giống cần báo cho cơ sở bán giống độ mặn của ao nuôi trước 2 – 3 ngày để điều chỉnh độ mặn đảm bảo sự chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi và trong bể giống không quá 5‰. Nên thả tôm giống vào những ngày nắng nhẹ, tránh mưa và gió mùa, thời gian thả vào khoảng 6 – 8 giờ sáng hoặc 5 – 6 giờ chiều. Khi tôm giống được vận chuyển về tới ao cần cho túi chứa tôm xuống ao ngâm trong vòng từ 20 – 30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa túi chứa tôm và nhiệt độ ao nuôi. Vị trí thả tôm giống cách bờ khoảng 2 – 3m, nên thả nhiều điểm trong cùng một ao nuôi tạo ra sự phân tán đều trong ao thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc. Khi thả tôm giống nên đổ từng túi tôm ra chậu, cho dần nước ao vào chậu nghiêng thành chậu cho tôm tự bơi ra những con tôm yếu hoặc bị chết trên đường vận chuyển sẽ đọng lại dưới đáy chậu.

    KS. Bùi Văn Trụ

    Trung tâm Khuyến nông Thái Bình

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666