Tác nhân gây bệnhh đầu vàng tôm sĩ là virus hình que kích thước 44 ± 6 x 173 ± 13nm. Nhân của virus có đừong kính gần bằng 15 nm, chiệu dài có thể tới 800 nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Một số nghiên cứu gần đây đã cho virus bệnh đầu vàng gần giống họ Coronaviridae (theo V. Alday de Graindorge & T.W. Flegel, 1999)
Biểu hiện đầu tiên tôm phát triển rất nhanh và ăn nhiều hơn mức bình thường. Đột ngột tôm dừng ăn, sau một hai ngày tôm dạt vào gần bờ và chết.
– Mang và gan tuỵ có màu vàng nhạt, toàn thân có màu nhợt nhạt.
– Bệnh có thể gây ra tỷ lệ chết nghiêm trọng đến 100% trong vòng 3 – 5 ngày.
– Khi tôm nhiễm bệnh đầu vàng kiểm tra tiêu bản máu thấy có dấu hiệu bất thường: Nhân tế bào hồng cầu thoái hoá kết đặc lại hoặc bị phá huỷ phân mảnh.
– Kiểm tra mô bệnh học tế bào có hiện tượng hoại tử ở nhiều cơ quan và xuất hiện các thể vùi trong tế bào chất, nhân thoái hoá kết đặc và phân mảnh của nhiều tế bào khác nhau: hệ bạch huyết (Lymphoid), tế bào mang, tế bào kẽ gan tuỵ, tế bào biểu bì ruột.
Áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tránh vận chuyển tôm tơ nơi că bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan vùng lân cận. Những tôm chết vớt ra khỏi ao, tốt nhất là chôn trong vôi nung hoặc đốt. Nứớc tơ ao tôm bệnh không thải ra ngói xử lý bằng vôi nung hoặc bằng clorua vôi (theo phương pháp tẩy ao). Xem xét tôm thường xuyên, nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay. nêu tôm quá nhỏ không đáng thu hoạch thì cần xử lý nước ao trước khi tháo bỏ.
Tác nhân gây bệnh MBV (Monodon Baculovirus) là virus type A Baculovirus monodon, cấu trúc nhân (acid nucleoic) là ds ADN, có lớp vỏ bao, dạng hình que. Theo J.Mari và CTV, 1993 thì chủng MBV của tôm sú từ ấn Độ Thái Bình Dương có kích thước nhân 42 ± 3 x 246 ± 15 nm, kích thước vỏ bao 75 ± 4 x 324 ± 33 nm. Chủng PMV của tôm (P.plebejus, P. monodon, P. merguiensis) từ úc có kích thước nhân 45-52 x 260-300 nm, kích thước vỏ bao 60 x 420 nm.
Virus ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống gan tuỵ (Hepatopancreas) và tế bào biểu bì phía trước ruột giữa, virus tái sản xuất bên trong nhân tế bào vật nuôi, bao gồm các giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Nhân tế bào sưng nhẹ, các nhiễm sắc thể tan ra và di chuyển ra sát màng nhân. Tế bào chất mất dần chức năng của chúng và hình thành giọt mỡ. Virus bắt đầu gây ảnh hưởng.
– Giai đoạn 2: Nhân sưng nhanh, số lượng virus tăng nhanh, xuất hiện thể ẩn (Occlusion bodies) trong nhân.
– Giai đoạn 3: tế bào bị bệnh, nhân tăng lên gấp 2 lần, đường kính bình thường và tăng 6 lần về thể tích. bên trong nhân có 1 đến nhiều thể ẩn, trong thể ẩn chứa đầy các virus. Các virus phá huỷ các tế bào ký chủ, tiếp tục di chuyển sang tế bào khác hoặc theo chất bài tiết ra ngoài môi trường, tạo thành virus tự do tồn tại trong bùn và nước.
Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ rìng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu sau:
– Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn).
– Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi).
– Gan tuỵ teo lại có mìu trắng hơi vùng, thối rất nhanh.
– Tỷ lệ chết dồn tích, cao tới 70% hoặc có thể tôm chết hầu hết trong ao.
Phòng bệnh là chính:
+ Không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh MBV.
+ Tẩy dọn ao, bể nuôi như phương pháp phòng chung.
+ Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sốc trong quá trình nuôi.
+ Kiểm dịch đìn tôm bố mẹ trước khi cho đẻ.
+ Xử lý nước bằng tầng ôzôn vụ các chất sát trùng Bezalkon clorua trước khi ấp trứng thì có thể sản xuất được đàn tôm Postlarvae không nhiễm virus MBV.
Giống Okavirus thuộc Roniviridae , bộ Nidovirales (theo Mayo, M. A. 2002 )
– Nucleocapsid dạng ống xoắn và thể virus (virion) hình que có vỏ bao, hình dạng giống virus đầu vàng.
– Kích thước nucleocapsid: 16-18 x 166-435nm
– Axít nhân là ARN
Virus GAV thường có mặt trên tôm khỏe
– Tôm nhiễm GAV mạn tính, thể virus nằm trong tế bào nhiễm của tổ chức Lympho (LO), gặp ở tôm sú tự nhiên và tôm nuôi, ít xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý.
– Tôm nhiễm GAV cấp tính, virus thường gặp ở tôm tự nhiên và có thể xuất hiện ở tôm sú nuôi. Tôm hôn mê, kém ăn và bơi trên tầng mặt và gần bời ao. Cơ thể xuất hiện màu đỏ thẫm ở các phần phụ, mang tôm chuyển sang màu hồng và vàng.
Áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tránh vận chuyển tôm tơ nơi că bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan vùng lân cận. Những tôm chết vớt ra khỏi ao, tốt nhất là chôn trong vôi nung hoặc đốt. Nứớc tơ ao tôm bệnh không thải ra ngói xử lý bằng vôi nung hoặc bằng clorua vôi (theo phương pháp tẩy ao). Xem xét tôm thường xuyên, nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay. nêu tôm quá nhỏ không đáng thu hoạch thì cần xử lý nước ao trước khi tháo bỏ.
T.L (Tổng hợp)