công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Nỗ lực sáng tạo, đổi mới thành công

Mục lục
    Từ mô hình nuôi TTCT thâm canh lót lưới mành, đến mô hình nuôi lót bạt, rồi siêu thâm canh bằng ao nổi; từ quy trình nuôi 1 giai đoạn sang 2 – 3 giai đoạn; từ việc sử dụng ao lắng đến hệ thống lọc cấp nước trực tiếp cho ao nuôi; từ mật nuôi ban đầu chỉ 100 – 200 con/m2, nâng lên 300 – 500 con/m2 và hiện lên đến 1.200 con/m2…; là minh chứng cho sự đổi mới, sáng tạo và thành công từ năm 2016 đến nay của HTX nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau).

    Nỗ lực sáng tạo, đổi mới thành công

    (TSVN) – Từ mô hình nuôi TTCT thâm canh lót lưới mành, đến mô hình nuôi lót bạt, rồi siêu thâm canh bằng ao nổi; từ quy trình nuôi 1 giai đoạn sang 2 – 3 giai đoạn; từ việc sử dụng ao lắng đến hệ thống lọc cấp nước trực tiếp cho ao nuôi; từ mật nuôi ban đầu chỉ 100 – 200 con/m2, nâng lên 300 – 500 con/m2 và hiện lên đến 1.200 con/m2…; là minh chứng cho sự đổi mới, sáng tạo và thành công từ năm 2016 đến nay của HTX nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau).

    Hành trình đổi mới, sáng tạo

    Đầu năm 2021, tôi có dịp trở lại thăm và gặp gỡ anh Huỳnh Xuân Diện, Chủ tịch HĐQT HTX nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng. Chỉ cho tôi xem ao nuôi nổi hình chữ nhật được xây bằng bê tông có lót bạt bên trong, anh Diện giới thiệu: “Đây là mô hình mới do tôi nghĩ ra nhằm đưa điều kiện sống của con tôm về gần với tự nhiên hơn. Ao này có diện tích chỉ 500 m2nhưng ở vụ nuôi thử nghiệm đầu tiên vừa rồi tôi thả nuôi với mật độ 1.200 con/m2và thu hoạch đến 8 tấn tôm, cỡ 55 con/kg. Hiện tôi đang ương đợt mới để chuẩn bị sang qua nuôi tiếp đợt 2 và nếu tiếp tục thành công, mô hình này sẽ được nhân rộng trong HTX”.

    Đúng là rất khác lạ so với những mô hình mà tôi từng thấy khi chính giữa ao lại có thêm một vách ngăn chia ao nuôi thành 2 ao nhỏ liên thông với nhau bằng hai khoảng trống ở 2 đầu vách ngăn. Chưa hết, ngay giữa mỗi ao là một rãnh bề ngang khoảng 5 tấc chạy dọc theo chiều dài mỗi ao, kết thúc nơi thấp nhất là hố xiphong. Anh Diện giải thích thêm: “Rãnh dọc giữa ao chính là nơi để tôm tập trung về đó để lột vỏ, mà không bị đè chồng lên nhau như ao tròn, nên giảm được tỷ lệ tôm thiệt hại trong quá trình lột vỏ. Còn 2 khoảng trống ở hai đầu ao là nơi đặt hệ thống lọc nước, nên ao nuôi lúc nào nước cũng sạch”.

    Anh Diện bên thiết bị chống giật và tiết kiệm điện do anh nghiên cứu chế tạo rất hiệu quả

    Anh Diện đưa tôi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bằng những sáng kiến rất hiệu quả (cả về kinh tế lẫn môi trường) mà anh mày mò nghiên cứu trong suốt 4 năm qua. Đó là sáng kiến chuyển từ ao đất sang ao lót lưới mành; là làm ao nổi bằng khung tre chi phí chỉ 4 – 5 triệu đồng thay vì phải mất 60 – 70 triệu đồng nếu làm bằng khung sắt; là mô hình cấp nước trực tiếp vào ao nuôi thông qua thiết bị lọc; là mô hình ứng dụng công nghệ đèn UV để diệt khuẩn mà không cần sử dụng thuốc hay vi sinh và mô hình ao nuôi chữ nhật 2 ngăn mà tôi đang chứng kiến…

    Anh Diện thông tin thêm: “Hiện tại trang trại nuôi 10 ha tôi đang làm 30 ao, với đủ loại mô hình từ cao đến vừa và thấp để giúp các thành viên HTX ai thấy cái nào phù hợp với mình thì áp dụng, nhằm giúp nâng cao tỷ lệ nuôi thành công cho các thành viên HTX. Đặc biệt, sáng chế mà tôi tâm đắc nhất chính là thiết bị chống giật và tiết kiệm điện”.

    Thiết bị này là một chiếc hộp nhỏ gọn có một nút điều chỉnh giống như nút điều chỉnh âm thanh của ampli. “Thiết bị này có thể đưa điện từ 220V về thành điện 12V, 24V, 48V hoặc 64V, nên không còn tình trạng bị điện giật dẫn đến những cái chết thương tâm nữa. Ngoài chống điện giật, hệ thống thiết bị này còn giúp tiết kiệm được 30% lượng điện tiêu thụ. Vì vậy, công trình ao nuôi không còn phải tốn tiền đổ trụ điện, mà đường dây được đi trực tiếp vào ống nhựa rồi đặt âm trong đất, nơi nào cần thì móc lên đấu nối, nên vừa không rườm rà, vừa rất thẩm mỹ. Cả hệ thống xiphong cũng tự động, cứ 2 giờ, cặn bã được hút 1 lần nên nguồn nước nuôi không bị ô nhiễm”, anh Diện tâm sự.

    Không để ai bị bỏ lại phía sau

    Không chỉ đam mê nghiên cứu sáng tạo và đổi mới, anh Diện cùng các thành viên HĐQT HTX còn rất quan tâm đến sản xuất và đời sống của các hội viên; mà chuyện kêu gọi những hộ nuôi tôm thất bại phải cầm cố đất bỏ xứ đi làm ăn xa trở về tham gia HTX, rồi cho mượn tiền chuộc lại một phần đất, giúp vốn, hướng dẫn kỹ thuật để họ làm ăn… là những minh chứng. Qua tìm hiểu từ các thành viên HTX và chính quyền địa phương được biết, từ sự hỗ trợ chí tình của anh, đến nay đã có hàng chục hộ chuộc lại được đất, cất được nhà và tất cả 54 thành viên HTX hiện không có ai thuộc diện hộ nghèo, kể cả những hộ chỉ nuôi tôm theo mô hình quảng canh.

    Mô hình ao 2 ngăn mới đưa vào nuôi thử nghiệm, thu hoạch 8 tấn tôm chỉ với 500 m2

    Tôi vẫn còn nhớ chuyến ghé thăm HTX vào cuối năm 2017 đúng dịp anh Diện đang thu hoạch ao TTCT nuôi theo mô hình lót lưới mành cuối cùng trong năm trúng mùa. Năm đó, hầu hết các thành viên HTX đều có lời, người lời cao nhất trên 800 triệu đồng/vụ, còn người thấp nhất khoảng 200 triệu đồng/vụ. Khi nghe tôi nhắc lại chuyện này, anh Diện cười tươi kể: “Anh nhắc tôi mới nhớ, cũng vì trúng mùa mà cả tháng trời tôi chỉ được ăn cơm ở nhà có một ngày, còn lại là đi ăn tiệc tại nhà các thành viên HTX”. Cái tình của các thành viên HTX là vậy đó; khi khó khăn họ cùng nương tựa, giúp đỡ nhau, khi thành công thì cùng chung vui không sót một ai.

    Nói về kế hoạch vụ nuôi năm 2021, anh Diện cho biết: “Đối với diện tích nuôi quảng canh, chúng tôi cố gắng nâng cao năng suất tôm nuôi chứ không chuyển sang nuôi thâm canh. Riêng số diện tích nuôi thâm canh, cũng có nhiều cấp độ, mô hình khác nhau nên sẽ tập trung phát huy mô hình này để phấn đấu đưa sản lượng tôm của HTX trong năm 2021 lên 3.200 – 3.500 tấn”.

    nguồn: thuy san viet nam

    Tin liên quan
    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Thảo dược điều trị bệnh phân trắng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, một nhóm nghiên cứu từ Ấn Độ đã giới thiệu năm loại thảo dược có thể phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị phân trắng trên tôm...
    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Phát triển thủy sản trên Tây Nguyên

    Ngày 25/02/2021
    Năm 2017, anh Thành thử nuôi tôm càng xanh trong ao cá, do chưa có kinh nghiệm nên hai vụ tôm đầu tiên anh bị thất bại. Không nản lòng, anh tiếp tục thực hiện mong muốn của mình. Năm 2019, anh Thành mua thêm 30.000 con tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cuối vụ, gia đình anh thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng…
    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ninh Thuận: Nhiều mặt hàng thủy, hải sản tăng giá sau Tết

    Ngày 25/02/2021
    Tại Ninh Thuận, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá nhiều mặt hàng thủy, hải sản tại các chợ cá, bến cảng tăng từ 10 – 15% nhưng vẫn hút hàng do sức tiêu thụ của người dân, khách du lịch tăng cao.
    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Lộ trình mới cho ngành tôm bền vững

    Ngày 25/02/2021
    Kế hoạch chi tiết về chuỗi cung ứng tôm trong tương lai là một thách thức đối với các doanh nghiệp mua bán, sản xuất hoặc thu lợi từ tôm nuôi để đạt được những điều sau đây vào năm 2025: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của tôm nuôi và các thành phần thức ăn được sử dụng; không chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên cấp sau năm 1999; giảm 30% việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất cả tôm và thức ăn; đảm bảo quyền con người và quyền lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị; yêu cầu báo cáo minh bạch để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu này.
    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Phòng tránh bệnh đường ruột trên tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến đường ruột khá phổ biến trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây hại cho tôm và làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi...
    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Thận trọng các bệnh phổ biến trên tôm mùa nóng

    Ngày 09/11/2022
    Mùa hè, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi...
    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Phòng, trị các bệnh trên mang tôm

    Ngày 09/11/2022
    Các bệnh liên quan đến mang thường gặp ở tôm nuôi, đặc biệt là trong điều kiện ao nuôi không tốt. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế, có thể gây chết tôm. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cấp thiết đối với người nuôi...
    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Chẩn đoán và điều trị bệnh phân trắng

    Ngày 09/11/2022
    Trong thực tế, có rất nhiều lý do gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Do đó, việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị thích hợp là quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho người nuôi...
    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Xử lý bệnh phát sáng ở tôm

    Ngày 09/11/2022
    Nguyên nhân Trong ao có sự hiện diện của tảo roi: Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm ôxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi....
    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng

    Ngày 09/11/2022
    Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm đến nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp xử lý, tiêu hủy, cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại....
    Zalo
    Mess
    Map
    Hotline
    0978 166 999 0919 971 666