Tác nhân khiến bạn bị dị ứng với động vật có vỏ

Ngày đăng: 25/09/2021 07:45 PM

    Tác nhân khiến bạn bị dị ứng với động vật có vỏ

     

    tôm

     

    Dị ứng với động vật có vỏ là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với protein ở một số loài động vật sống ở biển. Hải sản trong danh mục động vật có vỏ bao gồm động vật giáp xác và nhuyễn thể như tôm, cua, tôm hùm, mực, hàu, sò điệp và những loài khác.

    1. Nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng với động vật có vỏ

    Tất cả các trường hợp dị ứng thực phẩm là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Trong các trường hợp dị ứng hải sản, hệ thống miễn dịch xác định nhầm một loại protein nhất định có trong các loài sinh vật có vỏ là có hại, từ đó kích hoạt sản xuất kháng thể đối với protein này (chất gây dị ứng). Lần tiếp theo khi cơ thể tiêu thụ chất gây dị ứng tương tự, hệ thống miễn dịch sẽ tự động giải phóng histamin và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng.

    Có một số loại hải sản khác nhau, mỗi loại chứa các protein khác nhau:

    Một số người chỉ dị ứng với một loại hải sản nhất định nhưng có thể ăn thịt những loại khác. Những người khác thường bị dị ứng đối với tất cả các loại hải sản.

    2. Triệu chứng dị ứng với động vật có vỏ

    Chẩn đoán dị ứng động vật có vỏ có thể rất phức tạp. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người và một cá nhân có thể không phải lúc nào cũng gặp các triệu chứng giống nhau trong mọi phản ứng. Hơn nữa, những người bị dị ứng với động vật có vỏ không nhất thiết phải trực tiếp tiêu thụ các loại hải sản để phát triển phản ứng dị ứng. Người tiêu dùng có thể xảy ra phản ứng dị ứng nếu ở trong môi trường chế biến hoặc chỉ cần thực phẩm họ tiêu thụ có tiếp xúc với các loại hải sản.

    Phản ứng dị ứng với sinh vật có vỏ có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, da, đường hô hấp và / hoặc hệ tim mạch. Dị ứng động vật có vỏ thường ít khi xảy ra cho đến khi trưởng thành nhưng tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

    Khi nghi ngờ dị ứng thực phẩm, điều quan trọng là bệnh nhân cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa dị ứng, người có thể xác định những xét nghiệm cần thực hiện, quyết định xem có tồn tại dị ứng hay không và tư vấn cho bệnh nhân cách quản lý phơi nhiễm và các triệu chứng sau khi chẩn đoán được xác nhận.

    Ăn khoai tây hỏng gây nôn ói, ngộ độc thực phẩm

    Các triệu chứng dị ứng có thể khác nhau ở mỗi người

    3. Kiểm soát và điều trị dị ứng với động vật có vỏ

    Khi đã xác định rằng cơ thể dị ứng động vật có vỏ, cách xử trí tốt nhất là tránh tất cả các loại thực phẩm liên quan. Người dùng nên kiểm tra kỹ thành phần của các loại thực phẩm.

    Người bị dị ứng nên hết sức cẩn trọng khi ăn ở ngoài để tránh nguy cơ nhiễm chéo trong quá trình chế biến. Nhân viên phục vụ (và đôi khi là nhân viên nhà bếp) có thể không phải lúc nào cũng biết danh sách thành phần của mọi món ăn. Đồng thời, tiếp xúc trong môi trường gần với nơi chế biến các loại hải sản cũng có thể gây dị ứng đối với một số người nhạy cảm.

    May mắn thay, động vật có vỏ là một thành phần hiếm khi không được liệt kê rõ ràng trong các loại thực phẩm. Động vật có vỏ có thể được tìm thấy trong các món ăn hải sản, hương liệu hải sản (ví dụ, chiết xuất từ ​​cua), sushi và surimi.

    Bất kỳ ai bị dị ứng thực phẩm đều nên hiểu cách đọc nhãn thành phần và thực hành các biện pháp để tránh tiêu thụ nhầm gây ra dị ứng. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng đến các nguồn thông tin hữu ích, chẳng hạn như sách dạy nấu ăn đặc biệt, các nhóm hỗ trợ bệnh nhân và chuyên gia dinh dưỡng, những người có thể giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn.

    Nhiều người bị dị ứng thực phẩm tự hỏi liệu tình trạng dị ứng có vĩnh viễn không. Tuy nhiên, không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Theo thời gian, dị ứng với sữa, trứng và đậu nành có thể biến mất. Dị ứng với đậu phộng, hạt cây, cá và động vật có vỏ thường kéo dài suốt đời.

    Khi có những triệu chứng của dị ứng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. 

    Nguồn tham khảo: acaai.org và mayoclinic.org

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline