Tại sao chúng ta lại ít nhắc đến việc nuôi tôm sú?

Ngày đăng: 16/05/2023 04:00 PM

    Tại sao chúng ta lại ít nhắc đến việc nuôi tôm sú?

    Từ khi con tôm thẻ chân trắng xuất hiện, ngành nuôi thủy sản đã đón nhận một làn gió mới. Dần dần con tôm sú được thay thế bằng con tôm thẻ. Vậy tại sao chúng ta lại ít nuôi tôm sú. Trong phạm vi của bài viết, sẽ lần lượt trình bày các thông tin để bà con tham khảo nhé.

    Tôm sú
    Con tôm sú có giá trị kinh tế cao. Vậy tại sao chúng ta thường không nhắc đến con tôm sú. Ảnh: Tép Bạc

    Giá trị của con tôm sú 

    Về giá trị dinh dưỡng 

    Con tôm sú có đặc trưng chắc thịt. mùi vị thơm, ngon, ngọt và dai. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong loại tôm này vô cùng cao, nhiều nhất là protein và các khoáng chất khác.

    Về giá trị kinh tế  

    Đây là loại hải sản được xuất khẩu nhiều nhất, có giá trị kinh tế cao nhất của nước ta. Vậy tại sao chúng ta lại ít nhắc đến việc nuôi tôm sú (Mặc dù là tôm bản địa). Hãy cùng chúng tôi qua phần tiếp theo để đi tìm câu trả lời nhé. 

    7 vấn đề trong mô hình nuôi tôm sú 

    Con tôm sú Việt Nam mang lại giá trị dinh dưỡng và kinh tế vô cùng cao. Thế nhưng mô hình nuôi tôm sú được bà con dần thay thế bằng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Chúng ta có những rủi ro sau để giải đáp tại sao lại không nuôi tôm sú, mặc dù đây là loài tôm bản địa.

    Tôm súTôm sú thịt giai, ngọt và thơm được rất nhiều người yêu thích. Ảnh: tomkimhawaii.com

     

    Thứ nhất, là nuôi tôm trái vụ

    Con tôm sú được nuôi trái vụ so với con tôm thẻ chân trắng, do đó hay gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân gây cản trở đến sự sinh trưởng và phát triển của con tôm. Tiếp theo, loại tôm này không chịu được nhiệt độ lạnh, nên nếu nhiệt độ giảm xuống, tôm sẽ chậm lớn, dễ sinh bệnh.  

    Cuối cùng, tôm sú thích nghi với nước mặn, mà nguồn nước của chúng ta không đủ độ mặn nên rất khó nuôi. Với 3 yếu tố trên, khi nuôi con tôm sú sẽ đồng nghĩa với việc mầm bệnh phát triển, ôm dễ bị dịch chết.

    Mặc khác, thời điểm thả tôm sú giống, cũng là lúc thu hoạch các loại tôm khác, sau đó bà con sẽ cải tạo ao. Cho nên, môi trường nước ít nhiều bị ảnh hưởng, tồn tại những mầm bệnh cho tôm sú. Do đó, nếu thả giống trong thời gian này, bà con phải đảm bảo được nguồn nước sạch sẽ, để không gây bệnh cho con tôm. 

    Thứ hai, là giá tôm sú đang giảm 

    Tôm sú được xếp hạng là loại thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, xét về khía cạnh xuất khẩu thì Việt Nam còn cạnh tranh với các nước Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,... nên giá trị con tôm ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi cung cầu tôm trên thị trường thế giới.

    Tôm súTôm sú là loài có giá trị kinh tế cao và nhiều dinh dưỡng. Ảnh: apanano.com

     

    Thứ ba, ảnh hưởng của môi trường nước 

    Các bệnh của tôm sú thường chủ yếu do môi trường nước không đảm bảo gây ra (đáy ao dơ tạo điều kiện cho tảo phát triển, sinh ra khí độc, hại khuẩn cao,...) công với việc mật độ thả tôm lớn khiến tôm chậm phát triển. 

    Thêm vào đó, do lượng thức ăn của tôm không được tiêu thu hết, chất thải của tôm, xác vi sinh, xác tảo phân hủy,... là một trong những nguyên nhân khiến nước bị ô nhiễm. 

    Thứ tư, chất lượng con giống không được đảm bảo 

    Đối với việc sử dụng con giống kém chất lượng, sức đề kháng kém, khả năng chống chịu với môi trường không tốt. Điều này sẽ dẫn đến con tôm sú chậm lớn, nguy cơ nhiễm bệnh và virus tăng cao hơn. Với những ô hình nuôi tôm truyền thống, bà con thường chọn con giống theo cảm tính, tin lời nhà cung cúp mà hiếm khi quan tâm khâu kiểm dịch giống tôm sú.

    Thứ năm, ảnh hưởng của việc chuyển đổi mô hình 

    Đa số bà con đều biết rằng, nuôi tôm sú ao đất sẽ gặp rủi ro hơn rất nhiều. Ví dụ điển hình như rất khó xi phông đáy, không có ao lắng để bơm nước vào, nuôi lâu năm, đất bị bạc màu rất khó để gây màu nước,... Và hơn hết, nuôi ao đất thì tôm rất dễ bị bênh, chậm lớn, còi cọc,... Khi bị bệnh rất khó để xử lý bởi nguyên nhân xuất phát từ khó khăn về nguồn nước.

    Tôm súTôm sú có dần được thay thế bởi tôm thẻ chân trắng? Ảnh: thuysanviethan.com

     

    Đặc biệt, khi chuyển đổi mô hình, chi phí đầu tư là rất cao. Với nguồn vốn lớn, nhưng hệ thống hoạt động không hiệu quả, tôm không cho ra năng suất lớn, bà con chưa quen với mô hình mới. Cộng với việc giá tôm sú giảm thì khả năng lỗ vốn là rất cao. 

    Thứ sáu, sử dụng sản phẩm mới 

    Một số chế phẩm sinh học, hóa chất diệt vi khuẩn, khoáng, kháng sinh,... Hiện nay, có rất nhiều trên thị trường, không đồng nghĩa với việc sản phẩm nào cũng chất lượng. Do đó, gây khó khăn cho bà con trong việc lựa chọn. 

    Rủi ro khi chuyển qua sản phẩm mới, đó chính là bỏ ra chi phí để trải nghiệm. Do đó, còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng sản phẩm mới, uy tín, chất lượng,... 

    Thứ bảy, kỹ thuật nuôi chưa vững 

    Đối với những người mới bắt đầu nuôi tôm, chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ rất khó trong việc nhận biết được tình trạng của nước tôm,... Từ đó, không biết xử lý khi có sự cố xảy ra. 

    Nhất là đối với các trường hợp tôm chậm lớn, khí độc lên cao, tảo tàn,... đều chưa biết được cách xử lý. Thậm chí, với các hộ dân mới chập chững bước vào nuôi tôm, chưa biết cách diệt khuẩn cho ao trước khi nuôi, không biết dùng men vi sinh,... 

    Hy vọng, với những rủi ro mà Tép Bạc đã đề cập đã làm rõ vấn đề tại sao chúng ta không nuôi tôm sú (Mặc dù là tôm bản địa). Tép Bạc mong muốn rằng, trong giai đoạn tới, ngành nuôi tôm sú sẽ có bước đột phá mới, để nâng cao con tôm của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. 

    Hòa Thy - Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline