công ty tnhh sản xuất giống thủy sản nam mỹ

Hotline

0978 166 999 0919 971 666

Kiến thức sản phẩm

EHP là gì?

EHP là gì?

Ngày 24/08/2021
EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, gây ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm công nghiệp đã được quan tâm và đưa vào nghiên cứu trong nhiều năm nay. Tác động của EHP đối với nuôi tôm  Hầu hết khi tôm nuôi nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Đối với tôm giống thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển bình thường và thường sau khi tôm đạt đến trọng lượng từ 3-4g thì tôm có dấu hiệu chậm lớn và có thể dừng lớn hẳn.  Ngoài ra, nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, chết rải rác và rỗng ruột. Kích thước thường không đồng đều ở tôm nuôi trong những ao nhiễm bệnh.
10 MẸO TRONG NUÔI TÔM - CƠ BẢN

10 MẸO TRONG NUÔI TÔM - CƠ BẢN

Ngày 13/08/2021
Khử trùng mọi thứ: Việc khử trùng là một bước quan trọng để cung cấp một môi trường sạch bệnh cho tôm. Trước khi bắt đầu thả giống, điều quan trọng là phải khử trùng tất cả các khía cạnh của trại nuôi – ao (bể) nuôi, tất cả các trang thiết bị và nước nuôi – để chắc chắn rất mầm bệnh bị diệt trừ và giải thiểu nguy cơ dịch bệnh.
KHU NUÔI ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NAM MỸ QUẢNG NAM

KHU NUÔI ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NAM MỸ QUẢNG NAM

Ngày 07/07/2021
Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là một loài vi sinh dạng nấm ký sinh trên côn trùng. Người ta gọi nó là đông trùng hạ thảo bởi vì vào mùa đông khi thời thiết trên mặt đất lạnh đi, những con côn trùng bắt đầu chui xuống đất trú đông và bị nhiễm nấm Cordyceps (tên ĐTHT) ký sinh, và đến mùa hè khi nhiệt độ thời tiết ấm hơn, trên đầu của con côn trùng bắt đầu sinh trưởng và phát triển thành một loại thảo dược. Người ta gọi là ĐTHT.
Ưu điểm phương pháp tự nhiên, không cắt mắt:

Ưu điểm phương pháp tự nhiên, không cắt mắt:

Ngày 03/07/2021
Được biết, sản xuất tôm giống hiện nay hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống là cắt cuống mắt tôm mẹ nhằm kích thích quá trình lột xác, tăng khả năng chín muồi sinh dục và đẩy nhanh quá trình đẻ trứng của tôm. Sở dĩ sử dụng phương pháp này bởi ở cuống mắt của tôm (cả tôm đực và cái) có chứa phức hệ cơ quan X (tuyến nút), cơ quan X trực tiếp điều khiển tổng hợp hormon ức chế sự phát triển tuyến sinh dục (GIH) và hormon ức chế lột xác (MIH). Vì vậy, khi cắt cuống mắt sẽ loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X, từ đó làm giảm tác nhân ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH).
NUÔI TÔM CON TỪ TÔM BỐ MẸ CẮT MẮT ẢNH HƯỞNG RA SAO?

NUÔI TÔM CON TỪ TÔM BỐ MẸ CẮT MẮT ẢNH HƯỞNG RA SAO?

Ngày 30/06/2021
Sinh sản nhân tạo của tôm thẻ ở hầu hết các trại giống trên toàn thế giới đều thông qua việc cắt bỏ cuống mắt một bên. Mặc dù việc này tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tăng sản lượng trứng trong các trại sản xuất tôm giống công nghiệp, nhưng đây không phải là một việc mang phúc lợi tốt.
Kẻ thù của nấm đồng tiền trong nuôi tôm ao bạt

Kẻ thù của nấm đồng tiền trong nuôi tôm ao bạt

Ngày 28/06/2021
Ở nhiều ao bạt nuôi tôm (hoặc ao bạt bờ, nền đáy), vào những ngày sụp tảo, nhiều chất hữu cơ trong ao, cộng với độ mặn cao, hay thời tiết giao mùa, nhiệt độ xuống thấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nấm đồng tiền phát triển. Không chỉ vậy, loài này còn bám đầy trên bạt, quạt nước, phao và các dụng cụ nuôi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tôm nuôi. Vậy làm thế nào để trị dứt điểm nấm đồng tiền?
Kỹ thuật nuôi tôm khi thời tiết lúc nắng khi mưa

Kỹ thuật nuôi tôm khi thời tiết lúc nắng khi mưa

Ngày 28/06/2021
Thực hiện các biện pháp trước khi thả giống, đó là cải tạo ao ban đầu thật kỹ nhằm loại bỏ các vật chủ trung gian mang mầm bệnh, như: tép, hến, ốc đinh… Thiết kế mô hình nuôi tôm lót bạt khung sắt, khung ximăng dưới hình thức ao nổi hoặc ao chìm. Nên nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn ương ban đầu từ 15 - 25 ngày để hạn chế dịch bệnh chết sớm trên tôm và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Khả năng ức chế Vibrio spp của protein tăng cường vi khuẩn trên TTCT

Khả năng ức chế Vibrio spp của protein tăng cường vi khuẩn trên TTCT

Ngày 24/06/2021
Các kết quả cho thấy, ở tỷ lệ bổ sung 0,5%; 1% và 2%, Me-pro có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio trong môi trường ChromAgar Vibrio và TCBS. Kết hợp Me-pro trong môi trường TCBS và ChromAgar cho thấy kết quả về hoạt tính ức chế Vibrio type 1 (màu vàng) lần lượt là 38%, 48% và 57%. Với type 2 Vibrio, tỷ lệ ức chế là 78% và 100% với liều bổ sung 1%, 2% và khả năng ức chế V.parahaemolyticus lần lượt là 38%, 45% và 62%. Trong môi trường ChromAGar, Me-pro làm giảm số lượng vi khuẩn V.parahaemolytics ở liều bổ sung 0,5%.
TÌM HIỂU CHI TIẾT CẤU TẠO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

TÌM HIỂU CHI TIẾT CẤU TẠO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Ngày 22/06/2021
Tôm thẻ chân trắng toàn thân được bao bọc bởi lớp vỏ chitin, cấu tạo chia thành 2 phần: phần đầu ngực và phần bụng. - Phần đầu ngực của tôm thẻ chân trắng gồm các bộ phận: Mắt dạng tổ ong, thường gọi là mắt kép. Trên mắt là chủy, trên đó gai chủy Tuyến Anten Chân ngực Chân hàm
Nuôi tôm trong bể nổi mang hiệu quả kinh tế cao

Nuôi tôm trong bể nổi mang hiệu quả kinh tế cao

Ngày 10/06/2021
Xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn với hơn 170ha, trong đó có 85ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ông Mai Văn Bình ở thôn 3, xã Đồng Trạch là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể nổi. Bắt đầu với nghề nuôi tôm từ cách đây hơn 20 năm, tuy nhiên quá trình nuôi theo phương thức truyền thống ở ao đất thường chịu nhiều tác động của thời tiết cũng như môi trường dẫn đến tôm hay bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao và khá bấp bênh. Sau khi đi tìm hiểu, học tập ở một số tỉnh phía Bắc về cách nuôi tôm trong bể nổi, cuối năm 2019, ông đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống bể nổi với diện tích 500m2.
Vai trò của beta-glucan và tỏi trong kích thích các hoạt động miễn dịch ở tôm

Vai trò của beta-glucan và tỏi trong kích thích các hoạt động miễn dịch ở tôm

Ngày 10/06/2021
Tôm là động vật có hệ thống miễn dịch khác biệt đáng kể so với động vật có xương sống. Tôm thiếu hệ thống miễn dịch đặc hiệu nên miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) là hình thức phòng thủ thiết yếu của chúng. So với cá, tôm có hệ thống miễn dịch tương đối sơ khai. Chúng thiếu một hệ thống miễn dịch đặc hiệu và hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch không đặc hiệu để chống lại tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh được cấu thành bởi các phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể.
LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC BẦY TÔM GIỐNG TỐT

LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC BẦY TÔM GIỐNG TỐT

Ngày 07/06/2021
Bài này mình chia sẻ với cách bạn CÁCH THỨC MÌNH CHỌN BẦY GIỐNG TỐT CHO KHÁCH CỦA MÌNH - Trứng được thu và khử trùng (cái này nói sơ không nói kĩ) - Trứng chuyển giai đoạn lên Nauplii (10-12tiếng). Từ Nauplii 1-5 - Từ Nauplii sang Zoea 1. Từ Zoae 1-3 - Từ Zoae 3 sang Mysis 1. Từ Mysis 1-3
Zalo
Mess
Map
Hotline
0978 166 999 0919 971 666